Những tháng ngày quen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tôi thức dậy khi đồng hồ vừa điểm 5 giờ sáng với nhạc điệu quen thuộc. Ly cà phê uống dở đêm qua nằm chơ vơ nơi bàn giấy. Ngồi yên trên giường hồi lâu, tôi nhìn khắp một lượt gian phòng nhỏ và nghĩ về ngày mới của mình. Hôm nay sẽ bắt đầu như thế nào, khép lại ra sao, có gì đổi khác với ngày qua hay không?

Trong ánh sáng tháng 3, Gia Lai vẫn còn chút lạnh vào những buổi sớm. Tôi chọn chiếc áo len màu xanh rêu để đến lớp với học trò. Viên long não còn sực ấm trong tủ áo. Mùi len dạ thoảng vào cánh mũi. Ra đường khi bình minh vừa tỏ rạng, thấy thiên nhiên dường như cũng “mẫn cảm” như người, cây cối cứ mờ mờ trong màu xám xanh của mùa nghịch gió. Nắng lên từng vạt mỏng. Tôi chưa nghe ra thanh âm sống động của tháng 3 Tây Nguyên hằng có. Hay bởi miền đất này vẫn chưa bùng cháy tín hiệu của thời gian. Có vẻ mùa khô năm này hãy còn là ẩn số.

Khi nhận ra nhịp điệu của cuộc sống luôn luôn biến đổi, từ trong mùa màng, cảnh sắc, tiết trời... tôi cảm giác mình đang chậm chạp và “cũ” dần đi. Nhất là khi chứng kiến nhiều người hối hả vươn tới từng đích đến của cuộc đời, nhanh đến nỗi tưởng như họ vừa cầm đồng hồ bấm giờ trên tay vừa chạy. Còn tôi, ngày tháng nào cũng chỉ loay hoay với chừng ấy việc, thông thuộc chừng ấy điều. Ngày nối ngày, bao cuộc gặp gỡ rồi chia ly luôn nhắc nhớ tôi về quỹ thời gian còn lại của tuổi tác. Nhưng khi đã quá quen với công việc, những người bạn hay một không gian đủ sự bảo bọc thì con người bắt đầu ngại chuyển dời.

Tôi từng có ý nghĩ thay đổi nhịp sống, thay đổi hoàn cảnh sống của mình nhưng cho tới bây giờ, vẫn chưa biết khi nào mới có thể bắt đầu việc ấy. Ý nghĩ “Không được phép sống trong sự chắc chắn” đôi khi cũng khiến tôi tự hoài nghi chính mình.

Những tháng ngày quen ảnh 1

Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Hy vọng vào sự đổi thay cũng giống như bạn đang chờ một cơn giông lạ. Tôi không cố giấu cái ý muốn có vẻ xa vời của mình, rằng ngày nào đó sẽ được thử làm công việc mới, mở lòng đón nhận một vài người bạn mới hay lui tới nơi chốn lạ lẫm hơn bây giờ. Chưa kể, những trang viết đậm đầy hơi thở cuộc sống là ước vọng lớn lao của người cầm bút. Văn chương cần chất liệu, cần vốn sống biết bao!

Tôi thích mình lang thang vui thú với từng ngõ ngách của phố phường, nhìn ngắm đó đây cho tường tận những vui buồn của nhân thế. Để khi trở về, chọn lối sống tách biệt, cô đơn và viết thì tôi vẫn an tâm với quyết định của mình. Nhưng chuyện này có thực sự khiến tôi sôi nổi hơn chăng? Con người ta vẫn thường lóng ngóng với những câu hỏi nối dài trên hành trình đi tìm chính mình như thế.

Thay đổi nhịp điệu cuộc sống không đơn giản như cách chúng ta thử một thức uống mới. Đôi khi thay đổi đồng nghĩa với sự từ bỏ. Khát vọng được sống những tháng ngày tươi mới luôn giục giã con tim nhưng sự yên bình của hiện tại cũng làm bao người phải phân vân.

Giả sử nếu một ngày kia nhận ra công việc, môi trường và điều kiện sống mới mẻ cũng không phù hợp, liệu tôi có còn đủ niềm tin để tiếp tục đổi thay? Và có phải, do tôi chưa thật sự hết mình với cảnh ngộ hiện tại nên mới nghĩ về những điều xa xôi hay không? Thỉnh thoảng chạy xe trên đường, tôi cũng định thần và soi xét lại.

Tuổi trẻ qua đi cũng là lúc chúng ta bắt đầu nghĩ nhiều về sự đổi thay. Đổi thay của cảnh trí bốn mùa, của tâm tưởng và cả nhịp điệu những tháng ngày quen. Có những câu hỏi đánh thức tôi mỗi ngày. Dù câu trả lời là chuyện không thể một sớm một chiều mà thành tựu được.

Có thể bạn quan tâm

Ngày nắng

Ngày nắng

(GLO)- Tôi không sợ những ngày nắng bằng khi rét mướt hay mưa lũ. Đơn giản vì nắng thơm và đem đến cho tôi con đường khô ráo mỗi khi đến trường, không phải bận tâm với áo mưa, khăn ấm, giày tất... Với tôi khi đó, cái nắng khiến cuộc sống đơn giản hơn rất nhiều.
Lan man về sách

Lan man về sách

(GLO)- Tôi vừa đặt vài quyển sách cũ, từ Hà Nội chuyển về. Thực ra, những gì viết trong sách vở có thể không bao giờ lỗi thời, bởi chúng luôn nhắc nhớ ta về câu chuyện ở hiện tại hoặc tương lai. “Cũ” chỉ là cách gọi chung cho một cuốn sách đã từng có người đọc, ít nhất là trước tôi.
Tháng 5 nhớ Bác

Tháng 5 nhớ Bác

(GLO)- Đang trong những ngày của tháng 5 thương nhớ. Tiếng ve râm ran trên những tán phượng rực rỡ sắc thắm. Nắng vàng chạy dài trên từng góc phố, lắng đọng nơi sân trường, khi các thế hệ học trò đang nao nức chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè thú vị.
Sức sống mới của văn hóa

Sức sống mới của văn hóa

(GLO)- Ngày hội văn hóa được tổ chức ở nhiều địa phương trong tỉnh là cơ hội để cộng đồng các dân tộc tôn vinh, quảng bá và phát huy giá trị di sản. Cũng từ sự kiện này, nhiều giá trị được khôi phục, đồng thời xuất hiện những sáng tạo mới mẻ cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng của văn hóa khi được bảo vệ và phát huy đúng cách.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(GLO)- Tôi nương theo hơi sương, làn gió để cảm nhận điều kỳ diệu của thiên nhiên, vạn vật, miên trải hồn mình trong bát ngát không gian như thuở mộng mơ tuổi trẻ. Hay bởi chính tiết trời những ngày đầu hạ gọi mưa đầu mùa làm cho ta có chút khó chịu, bức bối để rồi làn gió mang theo hơi nước mát rượi, hơi sương mỏng loãng chớm ngày nhờ cơn mưa rào đem lại cảm xúc trái chiều? Lại nghĩ, có lẽ cái sự yêu-ghét vốn thuộc về con người.
Mùa phượng thắm

Mùa phượng thắm

(GLO)- Trước tiết trời Phố núi ẩm ương, trước cái nóng bức đầu mùa đến hoa mắt, trước những vội vã tất bật cho mùa thi, nhưng ai đó vẫn không quên ngước mắt ngắm nhìn những vòm hoa đỏ, ngắm mùa phượng cháy trong âm ca những câu thơ của Trương Nam Hương: “Và lại đến cái mùa phượng đỏ/Kỷ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào/Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ/Em không về nhận mặt tháng năm sao?”.
Gánh gồng của mẹ

Gánh gồng của mẹ

(GLO)- Mẹ tôi một đời làm nông, cái thời “nông dân nguyên thủy” chưa có những phương tiện cơ giới hỗ trợ vận chuyển. Ngày ấy, tất tật mọi thứ cần vận chuyển từ đồng về nhà, từ nhà ra đồng đều dùng sức của đôi vai. To nặng như cày, bừa dành phần ba vác; nhỏ gọn hơn sẽ được chất vào quang gánh kẽo kẹt trên đôi vai gầy của mẹ.
Xao xuyến tháng năm

Xao xuyến tháng năm

(GLO)- Tháng năm, nắng vàng như mật ong đem hơi nóng nồng nàn tưới lên từng hàng cây, con đường, góc phố. Những con đường bằng lăng tím ngát, những góc phố rực rỡ hoa muồng hoàng yến. Và nơi sân trường, phượng vĩ cũng đã thắp lửa cùng dàn giao hưởng ve sầu réo rắt. Từng đàn bướm vàng nhẹ lướt trên khóm hoa hồng, hoa lan sân nhà và chạy dài trên con đường đầy hoa, đầy nắng.
Cánh đồng cổ tích

Cánh đồng cổ tích

(GLO)- Mùa hạ, tôi thường chạy xe qua cánh đồng. Thực ra, đây không phải là lối đi tắt, thậm chí còn là “mua đường” vì nó quanh co “vòng thúng”. Vợ tôi thường trách sao về muộn, làm lỡ việc này việc nọ.
Sắc màu phố hoa

Sắc màu phố hoa

(GLO)- Mùa hạ, Pleiku làm dịu mát tâm hồn người bằng những chùm hoa đầu mùa nhuộm tím góc phố, khiến bao ánh nhìn ngẩn ngơ, xuyến xao. Ai đó nói, cái sắc tím dịu dàng ấy đã ẩn sâu vào thành phố nhỏ xinh này. Ấy là màu tím bằng lăng.

“Sách hay về làng, bàn học cho em”

“Sách hay về làng, bàn học cho em”

(GLO)- Đó là chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Sê tổ chức với mong muốn tiếp thêm động lực cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng thói quen đọc sách của học sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thương những mùa trăng

Thương những mùa trăng

(GLO)- Làn gió khẽ đưa cành lá, đôi cánh hồng nhẹ rơi, mùi hương từ chùm hoa cau cuối góc sân tỏa ra dịu nhẹ. Ánh trăng len qua những ngôi nhà cao tầng, lọt xuống khoảng sân nhỏ. Con trai tôi thích thú nhìn bầu trời và chỉ tay về phía ông trăng như hình chiếc đĩa lơ lửng trên cao.
Đợi mưa

Đợi mưa

(GLO)- Mấy nay, phố đã lác đác vài cơn mưa, ít thôi nhưng cũng phần nào làm dịu cái nắng nóng thường nhật của mùa khô Tây Nguyên. Ngắm nhìn vẻ háo hức của bạn bè, người thân và cả những người nông dân thuần phác vừa gặp gỡ nơi làng ven phố, tôi càng cảm nhận rõ hơn niềm đợi mong mưa tới. Người ta có những lý do khác nhau để mong chờ mưa.
Rộn ràng thanh âm mùa lễ hội

Rộn ràng thanh âm mùa lễ hội

(GLO)- Giữa cái oi nồng của nắng tháng 4, trời bỗng nổi trống đì đùng rồi mưa như trút nước. Nhìn trời, tôi tự hỏi, những ngày mưa Gia Lai dường như đã bắt đầu? Giữa cơn mưa đầu mùa ấy, những cậu bé hồn nhiên, hiếu động người dân tộc thiểu số trong lễ hội mừng lúa mới ở Quảng trường Đại Đoàn Kết sáng nay đang trú ở đâu? Và, chính những cậu bé mình đầy bột vàng hóa trang như những “hạt thóc vui vẻ” hồn nhiên, nhịp nhàng, lắc lư theo tiếng cồng chiêng đã đánh thức trong tôi nỗi nhớ về những âm thanh rộn rã của mùa lễ hội năm xưa.
Cây cô đơn tự viết một bài thơ

Cây cô đơn tự viết một bài thơ

(GLO)- Đó là câu thơ đầu tiên tôi viết khi mười tám tuổi. Thế rồi, những năm sau, tôi lại chẳng biết phải viết thêm như thế nào. Hay, chính tôi mới cô đơn trong cuộc đời này chứ cái cây ấy vẫn một mình xanh tươi, tỏa bóng mát.
Nắng mới

Nắng mới

(GLO)- Tinh mơ, mở cửa nhìn ra sân, thấy đất trời mờ mịt sương, tôi biết mình sẽ đi qua một ngày nắng đẹp. Bầu trời như chiếc vung khổng lồ xám nhờ màu sữa, nhìn quang hơn mọi bận. Đạp xe đi thể dục sớm vẫn còn nghe rơi rớt cái se lạnh tiết giêng hai đuổi theo những vòng quay đều đặn.
Chuyện của phong lan

Chuyện của phong lan

(GLO)- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết “Hoa lan vương giả vẫn thầm hương”. Có lẽ là bởi trong thế giới của hoa, người ta vẫn phần nào ưu ái hoa phong lan, với nhiều cách ví von như “hoa trung quân tử” (bậc quân tử trong loài hoa), “thiên hạ đệ nhất hương” (hương thơm nhất thiên hạ), “không tục giai nhân” (người đẹp trong chốn thiền môn lẫn trong cõi tục).