Hàng cây thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chẳng biết vì lẽ gì, những ngày tháng Giêng, người ta hay tìm về cội rễ. Từ bó mùi già để thêm hương lành thanh tịnh đón năm mới đến những gốc mai, gốc đào và những chuyến hồi hương để tìm về cội nguồn. Còn tôi, mỗi lần trở về quê nhà-nơi phố núi trong tháng Giêng lại nhớ hàng cây hai bên đường như dẫn lối về một trời kỷ niệm.

Tôi nghe nói, ngày xưa, nơi đây có 2 dãy nhà lá của khu tập thể nam và nữ. Chẳng cần nhắc nhiều, hẳn ai cũng nhớ đến cái thời tuổi trẻ của thế hệ ông bà lên xây dựng quê hương mới. Sau những bữa cơm tập thể là tiếng đàn guitar vọng ra từ những căn nhà lá. Mùa xuân đến, những người trẻ lại đàn hát những bài ca về tương lai và trong mắt họ mùa xuân là sự hứng khởi, trỗi dậy sức vóc tuổi trẻ.

Thế là, phong trào trồng cây được khởi xướng, mỗi người trồng một cây, hàng cây bên phải là của các nữ công nhân, bên trái của các nam công nhân. Cứ thế, cây lớn lên, người già đi như một sự bù trừ, đắp đổi vừa công bằng, vừa nghiệt ngã của tạo hóa. Chúng tôi mỗi khi về ngoại lại đi dưới hàng cây với nhiều cảm xúc. Lúc tới thì hồ hởi, cảm thấy như từng chiếc lá reo mừng, khi về cảm nhận được cái bóng cây trầm buồn, lưu luyến. Rồi khi vào mùa rụng lá, hai hàng cây khẳng khiu như một sự tạo hình ngẫu nhiên của thiên nhiên đem đến vẻ đẹp riêng có của xóm nhỏ này. Có người từng hỏi mua cây, có kẻ từng mưu toan chặt cành, đào gốc nhưng cuối cùng họ chẳng thể làm gì được bởi người người, nhà nhà ở đây đều quyết lưu giữ ký ức thanh xuân của ông bà, cha mẹ mình. Chúng tôi ngày bé từng xách xô vôi đi quét trắng gốc cây để diệt sâu bệnh. Giờ đây, những gốc cây bạc trắng ấy như cái cột cây số đếm từng bước chân khấp khởi của người xa quê trở về nhà.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xuân, lại đi dưới hàng cây đang lấm tấm lộc biếc. Chẳng nhớ đây là mùa xuân thứ bao nhiêu cây lại đâm chồi, nảy lộc mà vẫn hồn nhiên xanh, mà vẫn cả tin vi vút dưới nắng vàng. Đi giữa hàng cây mới thấy thời gian tuyến tính đôi khi không còn nhiều ý nghĩa bởi sự ngưng kết của kỷ niệm. Chỉ có ở đây, mùa xuân mới vẹn nguyên từng tiếng chim hót, từng vết xước trên thân vỏ, từng cái chạc lưu giữ vết chân leo trèo của tụi trẻ chúng tôi. Tôi nhớ những chiếc lá mùa đông nào đó đã rớt xuống, bà lão tóc trắng như cước đã gom lại để đun nấu. Thế rồi xuân sau, khi cây thay lá mới đã không còn thấy dáng bà. Thế mới biết, một đời người trồng được bao nhiêu cây nhưng một đời cây lại bằng mấy đời người.

Có điều gì đó khác biệt khi sống giữa cộng đồng người, cây rón rén nhú từng chiếc lá sợ chiếc này che lấp cửa sổ, chiếc kia xòa trước mắt mà bị cắt tỉa… trong khi, đi giữa “cộng đồng” cây, con người lại tìm thấy sự bình yên đến lạ. Gốc cây này do bà tôi trồng, gốc kia là ông tôi từng chăm, cứ thế, lũ trẻ chúng tôi nhớ chính xác từng cái gốc rồi cùng nhau già đi, về dưới hàng cây mỗi mùa xuân lại thấy mình bỗng lạ, bỗng khác đi nhiều quá.

Về dưới hàng cây mùa xuân trong chiều phố núi, tôi như nghe được từng chiếc lá đang nô đùa trong bời bời chồi non, lộc biếc. Đi dưới hàng cây, tôi bỗng gặp lại tuổi thơ đang tung tăng ngược lối.

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.
Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

(GLO)- Già làng Kpuih Jol được nhiều thế hệ người làng Hle Ngol (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) yêu mến bởi ông như “cầu nối” mạch nguồn văn hóa truyền thống của người Jrai. GJol không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để các giá trị truyền thống ngày càng phong phú, sinh động.
Mắt quê

Mắt quê

Người ta bước chân ra phố tính chuyện đi xe nào hay mở ứng dụng đặt xe, nhưng dân miệt sông nước thì quen với chiếc ghe, chiếc xuồng hay phi thẳng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông, thường làm bằng vật liệu composite) mà đi chợ cho kịp buổi sớm mơi.
Quê hương bên những ngọn đồi

Quê hương bên những ngọn đồi

(GLO)- Năm 2014, sau khoảng thời gian trở về từ giảng đường đại học mà chưa tìm được việc, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh. Xe lăn bánh, đêm thật dài, tôi kéo rèm nhìn ra bóng tối trôi bên đường, nghĩ mông lung về những gì đang chờ mình khi xe dừng ở Bến xe Miền Đông mà tự nhiên trống trải.

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Sắc màu hy vọng

Sắc màu hy vọng

(GLO)- Mùa xuân đến, đất trời như được mặc chiếc áo mới với cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là lúc những hy vọng được ươm mầm để người ta tin vào điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lối cỏ hoa

Lối cỏ hoa

(GLO)- Mùa xuân bao giờ cũng dành cho mình một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm hôm nào bỗng hào hứng đón nhận bước chân ta bằng muôn thứ hoa cỏ mà có hỏi mãi cũng chẳng thể nào biết hết tên.

Nhớ mẹ

Nhớ mẹ

(GLO)- Không hiểu sao khi bước vào tháng Giêng, tôi lại thường nghĩ về mẹ. Tháng Giêng như một cánh cửa khép lại năm cũ và bước sang năm mới với bao ước vọng, bao khấp khởi mừng vui.

Hương vị rau cần

Hương vị rau cần

(GLO)- Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu hơn, đằm hơn, chất chứa tầng tầng lớp lớp còn bởi hương vị riêng của thứ rau quê kiểng mà cứ làm vương vấn thêm nỗi lòng của những đứa con xa nhà.

Sống chậm cùng những vòng xe

Sống chậm cùng những vòng xe

Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

(GLO)- Tây Nguyên đang giữa mùa khô. Những ngày này, nắng vàng ươm đầy trời. Và gió thổi vào nắng, vào cỏ, vào cây trên mọi nẻo đường. Sau mấy ngày nghỉ Tết, bà con nông dân bắt đầu lên rẫy tưới nước cho vườn cây cà phê vừa qua đợt thu hái.

Thuyền hoa

Thuyền hoa

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ..." là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Hồi sinh những nhành hoa

Hồi sinh những nhành hoa

(GLO)- Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán ít ngày, mấy người bạn của tôi lại dành thời gian dạo quanh phố phường hay lang thang trong hầu hết các con hẻm để gom những cành đào đã trưng hoặc những chậu cúc hoa tàn ở bên lề đường.

Ra Giêng…

Ra Giêng…

(GLO)- Ông bà ta khi xưa dù làm lụng vất vả quanh năm, ngày thường có thể “cơm dưa muối” chưa no bụng, nhưng 3 ngày Tết phải đủ đầy. Vậy nên mới có đôi câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.