Bản tin hôm nay có những tin chính sau đây: Trao sinh kế, học bổng cho người dân xã Ia Mơr; Nghiên cứu quy trình lập danh mục đầu tư, tránh kêu gọi tràn lan nhưng không hiệu quả;
(GLO)- Tôi đã từng nghe, đại ý, du lịch là dịch chuyển từ nơi sống chán nản của mình đến nơi sống chán nản của người khác. Tôi cũng từng đọc: “Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân một cách khôn ngoan rằng nên đổi gió và thay đổi khung cảnh sống” và “hành trình của chúng ta là những chuyến đi vòng quanh, các bác sĩ chỉ kê đơn cho những căn bệnh ngoài da” (“Walden-Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau).
(GLO)- Với vốn kiến thức tích lũy được từ khi mở công ty tại TP. Hồ Chí Minh về mảng thi công vườn rau sạch cho nhà phố, năm 2022, anh Hồ Thanh Thuận (34 tuổi) quyết định trở về Pleiku cải tạo khu vườn rộng gần 700 m2 của gia đình ở số 110/8 Lê Thị Riêng (phường Hội Phú) thành vườn thảo mộc độc đáo giữa lòng phố nhỏ.
(GLO)- Chẳng biết vì lẽ gì, những ngày tháng Giêng, người ta hay tìm về cội rễ. Từ bó mùi già để thêm hương lành thanh tịnh đón năm mới đến những gốc mai, gốc đào và những chuyến hồi hương để tìm về cội nguồn. Còn tôi, mỗi lần trở về quê nhà-nơi phố núi trong tháng Giêng lại nhớ hàng cây hai bên đường như dẫn lối về một trời kỷ niệm.
(GLO)- Dù chỉ đến một lần song phố núi mộng mơ cũng đủ để lại thương nhớ trong lòng lữ khách. Nỗi nhớ trong “Phố núi một lần tôi đến” của tác giả Huỳnh Dũng Nhân là giọt nắng ươm mơ, bụi mờ, nếp nhà sàn, là tay măng, đôi mắt ướt níu đường về của nàng sơn nữ…
(GLO)- Giáng sinh về trong tiết trời se lạnh của phố núi Pleiku. Các nhà thờ trang hoàng rực rỡ sắc màu lung linh của đèn hoa. Những ca khúc Giáng sinh vang lên cùng với tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Người người háo hức, hân hoan chúc nhau mùa Giáng sinh an lành, ấm áp.
(GLO)- Không cần về tận các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày nay chỉ cần đến những quán mang phong cách truyền thống cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc sản từ làng. Bên cạnh ẩm thực, du khách có thể được trải nghiệm những loại hình văn hóa truyền thống như đánh chiêng, xoang hay thưởng thức các loại nhạc cụ dân tộc do chính những người con sinh ra và lớn lên từ làng biểu diễn-họ chính là những chủ nhân của văn hóa, di sản bản địa.
(GLO)- Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã cận kề và trái bóng của World Cup 2022 sắp sửa lăn trên sân cỏ. Hòa cùng không khí cuồng nhiệt trên toàn thế giới, người dân Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng rộn ràng chờ đón màn trình diễn của các ngôi sao bóng đá trên đất Qatar.
(GLO)- Bây giờ, Pleiku đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Phố núi không còn đường đất bụi mù “đi dăm phút đã về chốn cũ“ như những năm 60-70 của thế kỷ trước mà nhiều đường phố đã là đại lộ. Nhiều cao ốc cao ngút mắt, những ngôi biệt thự ẩn mình giữa vườn cây xanh… Với những người gắn bó cùng Pleiku hàng nửa thế kỷ như tôi, những gì của Phố núi xưa giờ như tiếng vọng thời gian và tình cảm thì mãi không thay đổi.
(GLO)- Sau nhiều năm tổ chức, Giải Bóng chuyền truyền thống thanh niên TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm hẹn“ cho những người đam mê môn thể thao này. Giải đấu góp phần ươm mầm cho nhiều tài năng bóng chuyền của Phố núi khi nhiều cầu thủ trẻ được phát hiện và bồi dưỡng.
(GLO)- Trong 2 ngày (2 và 3-9), tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm“. Gần 100 nghệ nhân Jrai đến từ 2 xã Tân Sơn và Biển Hồ (TP. Pleiku) say sưa biểu diễn, tiếng cồng chiêng âm vang, vòng xoang uyển chuyển đã thu hút đông đảo du khách cùng hòa điệu.
(GLO)- Tương đen chính là gia vị “linh hồn“ của phở khô Gia Lai. Loại thức chấm từ đậu nành lên men này được tạo ra như thế nào để mang đến mùi vị riêng cho phở 2 tô-món ăn được công nhận là “giá trị ẩm thực châu Á“, và ai là người giữ nghề làm tương lâu năm nhất ở phố núi Pleiku? Đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, chúng tôi phát hiện nhiều điều thú vị về nghề lẫn người làm ra loại gia vị độc đáo.
(GLO)- Với những người dân Phố núi, đón sương mù vào sáng sớm hay chiều thiếu nắng, khi một đợt áp thấp vừa đi qua, khi Tây Nguyên trong những ngày mưa da diết từ lâu đã trở thành nếp quen, hằng nhớ.
(GLO)- Với người yêu Phố núi, nhắc đến Pleiku là gợi nhớ Biển Hồ. Còn trong trái tim rất nhiều thi sĩ, Biển Hồ lưu dấu cùng biết bao mến thương. “Nhớ hồ T'nưng“ của Văn Nguyên là một trong những tiếng thơ như thế.
(GLO)- Phải rất lâu rồi tôi mới thấy một mùa hè lạ kỳ như thế. Buổi sáng ra đường cứ gai người như chạm phải mùa đông. Mới nắng đó mà nền trời bỗng chốc đổi màu xám lạnh, nhanh như chuyện một đứa trẻ khóc cười. Đây không phải là những ngày hè điển hình của Phố núi. Ai gặp tôi cũng thủ thỉ rằng thời tiết nhiều khi giống cảm xúc con người, khó lòng đoán định.