(GLO)- Nếu là du khách, khi rời phố núi Pleiku, có lẽ ấn tượng đọng lại sẽ là Quảng trường Đại Đoàn Kết đầy sôi động; một Biển Hồ quyến rũ; ngôi chùa Minh Thành nổi tiếng mang kiến trúc xứ Phù Tang, hay những quán cà phê view ruộng cực chill...
Còn với những người con xa xứ, mãi mãi đọng lại trong tâm hồn chính là những góc nhỏ nhẹ nhàng nhưng đầy kỷ niệm, mà dẫu qua bao tháng năm, những góc nhỏ nơi phố núi ấy vẫn luôn ở đó-nơi sâu thẳm trái tim với đầy ắp yêu thương, nhung nhớ!
Với thế hệ 7x, 8x, cây đa khổng lồ đường Nguyễn Du đã in đậm trong ký ức. Bởi nơi đó có quán yaourt Thủy-điểm hẹn hò quen thuộc của bao thế hệ học trò hay những cặp đôi yêu nhau.
Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku với tháp chuông cao vút là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ thanh-thiếu nhi của Pleiku. Hiện đây vẫn là nơi sinh hoạt quen thuộc của thanh-thiếu nhi, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của thành phố Pleiku cũng như của tỉnh.
Đây là view khá độc đáo nhìn từ tầng 3 khách sạn Tre xanh Plaza (số 18 Lê Lai) về hướng Trung tâm Thương mại Pleiku.
Đường Bùi Thị Xuân cũng là nơi nhiều người dân phố núi yêu thích, bởi khi đến mùa sẽ rực tím hoa bằng lăng.
Giàn hoa giấy quyến rũ nằm ngay góc ngã ba Bùi Đình Túy-Tô Vĩnh Diện đã tạo dấu ấn khó phai đối với những người dân thường xuyên đi qua cung đường này.
Dốc Hoàng Văn Thụ-Trần Quý Cáp được coi là con dốc phức tạp, khó đi nhất Pleiku.
Rất nhiều bạn trẻ, khi xa Pleiku đều nhớ đến view từ Núi đá nhìn về trung tâm thành phố này.
Nhiều người rất thích thú khi có thể ngắm một góc rất xanh khi đứng ngay đầu dốc đường Trần Phú-Nguyễn Thiếp.
Chợ đêm Pleiku trước kia-ấn tượng khó quên đối với nhiều du khách khi đến thành phố Pleiku cũng như ngay chính dân bản địa. Người dân phố núi hiện nay đang vô cùng mong chờ Phố ẩm thực ban đêm sớm được đầu tư và đi vào hoạt động, tạo thêm điểm nhấn đặc sắc cho điểm đến Pleiku.
Nhà thờ Plei Chuet (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) có kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên cũng là điểm được nhiều người ưa thích.
Ở Pleiku, có hằng hà sa số con dốc hẻm rực rỡ hoa như thế này. Để rồi mỗi khi đi xa, người ta không khỏi bồi hồi mỗi khi nhớ về.
(GLO)- Nhắc đến đường phố Pleiku, mọi người thường nhớ bài “Còn một chút gì để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định: “Phố núi cao phố núi trời gần/phố xá không xa nên phố tình thân/đi dăm phút đã về chốn cũ/một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng”.
(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…
(GLO)- Với thực trạng của những buôn làng Jrai, Bahnar ở TP. Pleiku hiện nay thì khó có thể khôi phục nguyên mẫu như một “bảo tàng sống” mà trước đây có người đề xuất.
(GLO)- Với mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, giàu bản sắc, những năm qua, TP. Pleiku đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tại chỗ, tạo đà cho du lịch phát triển.
(GLO)- Với giới sưu tầm cổ ngoạn ở Gia Lai, có trong tay một vài món đồ sứ ký kiểu đã được xem là thành tựu, còn “dám chơi” như nhà sưu tầm Bùi Văn Tuyên (số 336 Hùng Vương, TP. Pleiku) khi có hẳn bộ sưu tập thì chỉ có một.
(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.
(GLO)- Ý tưởng về một vườn tượng tại Pleiku đã manh nha nhưng có thành hiện thực hay không thì còn phụ thuộc vào quyết tâm và lòng nhiệt thành từ nhiều phía.
(GLO)- Pleiku đang nỗ lực để đạt được mục tiêu xây dựng thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Trong đó, yếu tố kiến trúc và không gian đô thị được đặc biệt chú trọng để tạo nên bản sắc riêng.
(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
(GLO)- Di sản đô thị được hiểu là những công trình kiến trúc tạo thành một chỉnh thể hoặc một không gian thống nhất mang dấu ấn, phong cách của từng giai đoạn.
(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.
(GLO)- Tọa lạc ngay khu vực ngã ba Hoa Lư, Khách sạn (KS) Pleiku (03 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku) là một trong số ít KS có bề dày lịch sử gắn với vùng đất mà mình mang tên trên hành trình 40 năm xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu vàng.
(GLO)- Thành phố Pleiku không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn tìm kiếm sự bình yên và môi trường sống xanh mát giữa lòng đô thị.
(GLO)- Không chỉ nổi tiếng trong giới ship đồ ăn đêm, anh Nguyễn Thanh Hải (SN 1998, tổ 5, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) còn được biết đến như một “bách khoa toàn thư” về ẩm thực ở phố núi Pleiku.
(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku đã tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến nay, tỷ lệ chiếu sáng trên địa bàn thành phố đạt 100% ở các tuyến đường chính và 75% đối với đường hẻm.
(GLO)- Trong quá trình phát triển, TP. Pleiku vẫn giữ được bản sắc riêng có. Với người Pleiku, khi ở lâu thì yêu, rồi nhớ. Nhưng đối với nhiều du khách, người ta thường ấn tượng với khung cảnh nhấp nhô đồi dốc của làng trong phố, phố trong làng.
(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
(GLO)- Dưới tác động của đô thị hóa, người Jrai ở TP. Pleiku vẫn gìn giữ được không gian giọt nước. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.
(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tại chỗ, tạo đà cho du lịch phát triển.