Liên kết kinh tế mở đem lại cơ hội cho các địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là phát biểu của ông Phan Văn Mãi-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tại Hội nghị Tổng kết Chương trình hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên được diễn ra chiều 29-12 tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với nhiều dấu ấn đọng lại sau 11 năm triển khai.

Ông Phan Văn Mãi-Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh phát biểu kết thúc hội nghị
Ông Phan Văn Mãi-Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu kết thúc hội nghị. Ảnh: Diễm Thương


Chủ trì hội nghị có ông Phan Văn Mãi-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Trần Văn Hiệp-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Trương Hải Long-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; ông Lê Ngọc Tuấn-Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; ông Hồ Văn Mười-Chủ tịch UBND tỉnh Đak Nông; ông Võ Văn Cảnh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đak Lak; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo doanh nghiệp tiêu biểu của các địa phương.

Trong 11 năm qua, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trên các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến đầu tư và thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông và các hoạt động an sinh xã hội.
 

Ông Trương Hải Long- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Diễm Thương
Ông Trương Hải Long-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Diễm Thương


Báo cáo tại hội nghị cũng chỉ rõ, vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh và bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Tây Nguyên là vùng có thế mạnh sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là các cây công nghiệp, cây ăn quả.
 

 
Tuy nhiên, Tây Nguyên cũng còn những hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp. Nhìn chung, đây vẫn là vùng gặp nhiều khó khăn, phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng nông nghiệp với quy mô nhỏ; có ít chuỗi giá trị sản xuất gia tăng cao, thiếu lao động lành nghề, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, rủi ro cao, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu; công nghiệp, dịch vụ các tỉnh trong vùng chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Liên kết thị trường nội vùng và liên kết với các khu vực và quốc tế còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó rõ nét nhất là việc kết nối cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối.


 

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng 5 chủ tịch UBND các tỉnh Tây Nguyên ký kết hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: Diễm Thương
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng 5 Chủ tịch UBND các tỉnh Tây Nguyên ký kết hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: Diễm Thương


Có thể khẳng định, sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên được xem là sự hợp tác mang tầm chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

 
Trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương và có đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước… Cụ thể, tỉnh Đak Lak thu hút 50 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng, Đak Nông có 27 dự án với số vốn đăng ký gần 2.000 tỷ đồng, Kon Tum 9 dự án với 542 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng 146 dự án với tổng vốn đăng ký 23.400 tỷ đồng, Gia Lai thu hút 43 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 50.000 tỷ đồng

Chủ tich TP Hồ Chí Minh và 5 Chủ tịch các tỉnh Tây Nguyên bắt tay thắt chắt quan hệ hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: Diễm Thương
Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh và 5 Chủ tịch các tỉnh Tây Nguyên bắt tay thắt chắt quan hệ hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: Diễm Thương



Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi-Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên là hoạt động liên kết kinh tế mở, nhằm tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp của các địa phương. Những năm qua, nhiều giải pháp đã được các địa phương triển khai, đặc biệt trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản, khai khoáng… đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các địa phương. Kết quả hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh với các vùng Tây Nguyên bước đầu đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể trong các lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, nông-lâm-thủy sản, hợp tác đầu tư, nhất là du lịch và các hoạt động an sinh-xã hội…”.
 

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tham quan các gian hàng của doanh nghiệp Gia Lai trong khuôn khổ hội nghị. Ảnh: Diễm Thương
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi (thứ 2 từ trái sang) tham quan các gian hàng của doanh nghiệp Gia Lai trong khuôn khổ hội nghị. Ảnh: Diễm Thương


Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, Chính quyền các địa phương cũng đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên tới đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở các thông tin về xúc tiến đầu tư, phổ biến về tiềm năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh và mục tiêu phát triển của thành phố và các địa phương, đã thu hút được các nguồn lực từ các thành phần kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến đầu tư, khai thác tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Các dự án triển khai một cách hiệu quả đã góp phần tăng thu ngân sách, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, nguyên, vật liệu và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và các tỉnh trong vùng.

Đối với tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng tích cực hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh để tạo nguồn hàng đa dạng và phong phú. Các đơn vị cũng thiết kế các kênh phân phối, giới thiệu và tiêu thụ những sản phẩm đặc trưng của Gia Lai tại TP. Hồ Chí Minh, nhất là các sản phẩm thuộc chương trình OCOP. Các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Gia Lai được tiếp cận nguồn hàng thông qua các kênh tư vấn, giới thiệu và áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại, tăng cường công tác hậu mãi; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp phát triển mạng lưới bán lẻ hệ thống siêu thị tại TP. Pleiku và huyện Chư Sê, đầu tư Kho xăng dầu tại Gia Lai, tổ chức các chương trình kích cầu, đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại…

 Gian hàng tỉnh Gia Lai trưng bày các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh tại hội nghị. Ảnh: Diễm Thương
Gian hàng tỉnh Gia Lai trưng bày các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh tại hội nghị. Ảnh: Diễm Thương


Cùng với đó, Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ hàng hóa và các chương trình kích cầu tiêu dùng; hình thành hệ thống phân phối phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; hợp tác xây dựng và đăng ký chuỗi nông sản từ khâu sản xuất-sơ chế/chế biến-bảo quản-tiêu thụ nhằm hình thành các chuỗi thực phẩm an toàn; phối hợp thực hiện các giải pháp truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của hai địa phương, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, hai địa phương cùng phối hợp đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại, tổ chức các lớp bồi dưỡng về thương mại điện tử, đào tạo nghiệp vụ công tác khuyến công, xây dựng trang thông tin điện tử http://tipcgialai.vn, vận hành trang bán hàng online http://sieuthigialai.vn. Tỉnh Gia Lai đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận khảo sát đầu tư trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, năng lượng cho 5 dự án thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đẩy hợp tác với Gia Lai, trọng tậm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây dược liệu, công nghiệp phát triển năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Hải Long-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho rằng: “Chương trình phối hợp của TP. Hồ Chí Minh và vùng Tây Nguyên đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển của Tây Nguyên. Việc hợp tác tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các địa phương. Thời gian tới, kỳ vọng chương trình hợp tác sẽ được thực hiện đi vào chiều sâu hơn nữa, các tiềm năng thế mạnh được phát huy hơn nữa trong sự liên kết vùng và liên kết giữa các lĩnh vực thế mạnh địa phương”.
 

Tại hội nghị lần này, lãnh đạo UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh cũng đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025 với mục tiêu: Chuyển hóa tiềm năng, lợi thế của các bên thành giá trị cụ thể, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các bên và khu vực; tạo cầu nối để các doanh nghiệp các bên liên kết, hợp tác với nhau, thúc đẩy hợp tác công tư trên nguyên tắc cùng có lợi và đóng góp vào sự phát triển chung của các bên; trao đổi kinh nghiệm về cải cách hành chính, quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

 Lĩnh vực hợp tác trọng tâm bao gồm: Phát triển du lịch; kết nối cung-cầu, xúc tiến đầu tư-thương mại; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực; phát triển y tế, giáo dục và lĩnh vực nông nghiệp.

 

DIỄM THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

(GLO)- Peugeot E-408, phiên bản chạy điện của mẫu SUV lai coupe 408, là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại Triển lãm Paris 2024. Dự kiến, đây sẽ là lựa chọn nổi bật trong phân khúc SUV coupe hạng C tại Việt Nam, với thiết kế độc đáo, sang trọng và khả năng vận hành thân thiện môi trường.

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

(GLO)- Honda Winner X là mẫu xe côn tay thể thao mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế hiện đại. Chiếc xe có những cải tiến vượt bậc cả về công nghệ và kiểu dáng, Winner X nghiễm nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ đam mê tốc độ và phong cách.

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

(GLO)- Honda Transalp đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của dòng xe adventure tầm trung, mang đến trải nghiệm lái mạnh mẽ và ổn định. Với động cơ vượt trội và các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Transalp không chỉ phù hợp cho hành trình dài mà còn lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu khám phá.