Vườn tượng Pleiku ý tưởng có thành hiện thực?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ý tưởng về một vườn tượng tại Pleiku đã manh nha nhưng có thành hiện thực hay không thì còn phụ thuộc vào quyết tâm và lòng nhiệt thành từ nhiều phía.

Vườn tượng (hoặc công viên điêu khắc) là công viên ngoài trời trưng bày các tác phẩm điêu khắc nằm giữa không gian rộng mở của thiên nhiên. Đây là nơi người dân và du khách tham quan, check-in và hiểu thêm về đời sống văn hóa của một thành phố.

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên bức tượng chân dung chí sĩ yêu nước Lê Văn Huân (ảnh nhân vật cung cấp).

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên bức tượng chân dung chí sĩ yêu nước Lê Văn Huân (ảnh nhân vật cung cấp).

Nhiều năm trở lại đây, vườn tượng không còn là khái niệm xa lạ khi mô hình này đã xuất hiện bên Hồ Gươm, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), ở trung tâm TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), bên bờ sông Hương (TP. Huế), tại Công viên APEC (TP. Đà Nẵng), trong Công viên Tao Đàn (TP. Hồ Chí Minh), nơi rừng thông Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) hay giữa gió biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định)… Các tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt giữa không gian mở này hòa hợp với thiên nhiên, khẳng định bản sắc đô thị.

Cách đây 3 năm, nhà điêu khắc Nguyễn Vinh-Phó Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai đã đề cập đến việc nên có một quy hoạch về khu vườn tượng nghệ thuật tại Pleiku. Nhưng có lẽ do thời điểm đó, người người, nhà nhà đang gồng mình chống dịch Covid-19 nên ý tưởng này trôi vào quên lãng.

Dù vậy, anh vẫn ấp ủ mong mỏi làm cho thành phố mình đang sống đẹp lên mỗi ngày bằng ý tưởng vận động xã hội hóa xây dựng một không gian nghệ thuật tạo điểm nhấn cho diện mạo đô thị Pleiku. Vị trí trưng bày vườn tượng có thể dọc đường Anh Hùng Núp (cạnh Quảng trường Đại Đoàn Kết) hoặc dọc suối Hội Phú-đoạn từ đường Bà Triệu đến chùa Minh Thành.

Theo nhà điêu khắc Nguyễn Vinh, khu vườn tượng sẽ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tôn vinh đất nước, con người, cuộc sống và tình yêu… Tất nhiên, không thể thiếu những tác phẩm mang đậm dấu ấn Tây Nguyên. Trước mắt, nếu chưa thể hoàn thiện bằng những chất liệu bền vững như đá, đồng thì có thể đắp bằng xi măng.

Nhằm góp phần hiện thực hóa ý tưởng lãng mạn này, anh khẳng định sẵn sàng đóng góp khoảng 10 tượng (có chiều cao 2-3 m). Một trong số đó là tượng chân dung Anh hùng Núp bằng chất liệu composite, kích thước 2,3x1,4 m.

Khi ý tưởng được nêu ra, nhà điêu khắc Nguyễn Vinh nhận được sự đồng tình của giới mỹ thuật. Nhiều năm qua, anh được UBND TP. Pleiku tín nhiệm đặt hàng sáng tạo linh vật của năm để trưng bày tại Quảng trường Đại Đoàn Kết mỗi dịp Tết Nguyên đán. Anh cũng đã có tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh sưu tập. Mới đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đặt vấn đề mua lại tác phẩm “Lòng đất rỗng 4” của anh sau khi góp mặt tại triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc.

Anh cho biết thêm: Một số điêu khắc gia ở các tỉnh, thành trong cả nước khẳng định hưởng ứng nếu có quy hoạch vườn tượng bài bản tại phố núi. Một công viên điêu khắc phong phú về chủ đề, đa dạng về phong cách của các tác giả tên tuổi chính là cách quảng bá hiệu quả cho văn hóa và du lịch không chỉ cho Pleiku.

Suối Hội Phú sẽ trở thành điểm check in ấn tượng của du khách nếu được bố trí thêm một khu vườn tượng nghệ thuật. Ảnh: Đức Thụy

Suối Hội Phú sẽ trở thành điểm check in ấn tượng của du khách nếu được bố trí thêm một khu vườn tượng nghệ thuật. Ảnh: Đức Thụy

Không chờ “dự án” trên, gần đây, nhà điêu khắc Nguyễn Vinh đã tặng tác phẩm cho một số địa chỉ phù hợp mở ra cơ hội tiếp cận với công chúng của nghệ thuật điêu khắc. Anh tặng Bảo tàng tỉnh tượng chân dung họa sĩ Xu Man, tặng 2 tượng chân dung chí sĩ yêu nước Lê Văn Huân và sư Thiện Chiếu cho Bảo tàng Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Trong một bài viết gần đây, nhà thơ Thanh Thảo, người có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Pleiku gợi ý: “Bây giờ trên thế giới đang có phong trào xây dựng những thành phố thông minh. Đó là điều cần thiết. Nhưng thế giới vẫn biết, như một định luật toán về sự bất toàn, còn những gì nữa bên ngoài sự thông minh. Và đó là tiền đề để những ý tưởng về “thành phố cảm xúc” ra đời. Tôi nhớ bản nhạc Phạm Duy phổ bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định. Tôi nhớ những bức tranh của cố họa sĩ lão thành Nguyễn Thế Vinh vẽ những cô gái Bahnar Gia Lai đang giã gạo hay làm những việc lao động bình dị hàng ngày.

Cả nhạc, thơ và hội họa về Pleiku-Gia Lai, những tác phẩm ấy đều tràn đầy cảm xúc. Chỉ cần nhớ tới Pleiku là trong ta lại bồi hồi. Đó là cảm xúc mà một thành phố trao cho con người”.

Thành phố cảm xúc quả là một khái niệm mới mẻ. Điều này sẽ trở thành hiện thực khi có quyết tâm xây dựng “thương hiệu” riêng cho Pleiku. Để ngoài dáng vẻ năng động, hiện đại, vùng đất này còn được nhớ đến với chất thi ca, mỹ thuật sâu lắng khó lẫn. Vấn đề là ngoài ý tưởng và tấm lòng nghệ sĩ thì rất cần sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku đã tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến nay, tỷ lệ chiếu sáng trên địa bàn thành phố đạt 100% ở các tuyến đường chính và 75% đối với đường hẻm.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.