Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ 1: Từ Pleiku Roh đến Plei Ốp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, giàu bản sắc, những năm qua, TP. Pleiku đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tại chỗ, tạo đà cho du lịch phát triển.

1bg-du-khach-trai-nghiem-o-plei-op-2826.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm ở Plei Ốp. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Chúng tôi vừa có chuyến khảo sát sơ bộ tại làng Pleiku Roh và Plei Ốp của TP. Pleiku. Đây là 2 làng được kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hà đề xuất bảo tồn trong luận án tiến sĩ “Bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống trong quá trình phát triển các đô thị Tây Nguyên”.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Hồng Hà: Buôn làng truyền thống được coi như một đơn vị ở của khu dân cư đô thị có làng. Theo đó, cần quy hoạch nơi đây thành làng văn hóa mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Phát triển buôn làng thành các khu ở đặc thù của đô thị, thống nhất với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị.

Từ đây, ông Hà phân chia các buôn làng này thành 3 loại: buôn làng có nhiều giá trị, buôn làng tương đối có giá trị và buôn làng ít giá trị.

Qua điều tra 39 buôn làng ở TP. Pleiku, ông Hà cho rằng có 20 buôn làng được xếp hạng, nhưng chỉ có 2 làng Jrai: Plei Ốp và Plei Kép được xếp đầu bảng, là buôn làng có nhiều giá trị, cần phát huy theo hình thức bảo tồn, tôn tạo như một hình mẫu, bảo tàng giữa không gian đô thị.

Hiện nay, ở trung tâm TP. Pleiku có 3 làng người Jrai, đó là: Plei Ốp, Plei Kép và Pleiku Roh; trong đó, Plei Ốp được đầu tư xây dựng thành làng văn hóa-du lịch. Đối với Pleiku Roh, giờ đây, làng được quy hoạch theo hướng hiện đại. Hầu hết các hộ dân Jrai đều làm nhà cấp 4 ở xen lẫn với người Kinh.

Người dân chủ yếu sống bằng nghề làm vườn và làm ruộng (xâm canh nơi khác), một số ít buôn bán nhỏ. Các phong tục tập quán truyền thống của người Jrai dường như bị mai một, làng không còn nhà rông, các lễ hội cổ truyền trong nông nghiệp, vòng đời người và lễ bỏ mả không còn duy trì trong đời sống thực tại. Thế hệ trẻ được học hành và sống theo nếp sống đô thị.

Có thể nói, người Jrai nơi đây đã thay đổi nếp sống từ truyền thống sang cách sinh hoạt căn bản của cư dân đô thị. Thế hệ trẻ Jrai hôm nay chỉ còn thấy nét văn hóa truyền thống của cha ông mình qua sách vở và những lần biểu diễn nghệ thuật mang tính cộng đồng.

Anh Siu Thưm lấy vợ ở Pleiku Roh. Theo phong tục Jrai, chàng trai này về ở nhà vợ gần 20 năm nay. Anh Thưm vốn là nghệ nhân cồng chiêng, có năng khiếu âm nhạc, chơi và chế tác được nhiều loại nhạc cụ dân tộc Jrai, cũng như chơi một số nhạc cụ hiện đại.

Nhiều năm qua, anh đã góp công lớn trong việc bảo tồn, phục hồi và hình thành các đội cồng chiêng Jrai của Pleiku Roh, trong đó có cả đội cồng chiêng thanh-thiếu niên.

Tháng 9-2023, anh cùng các nghệ nhân tham gia lễ hội âm thanh thế giới Jeonju tại Hàn Quốc với những tiết mục cồng chiêng truyền thống và chơi các nhạc cụ dân tộc như ting ning, k’ni… Nhóm nghệ nhân này đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người dân xứ sở kim chi.

2them-phuc-dung-le-hoi-an-trau-o-plei-op-5910.jpg
Phục dựng lễ hội ăn trâu trong ngày khánh thành Nhà rông Plei Ốp. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Một buổi sáng chủ nhật gần đây, chúng tôi đến thăm nhà anh Rơmah Hur-Trưởng thôn Plei Ốp. Nhà anh Hur ở gần trung tâm làng, là ngôi nhà cấp 4 xây dựng đã nhiều năm.

Trong câu chuyện tâm tình, tôi hỏi: “Sao Hur không làm nhà sàn truyền thống của người Jrai mà ở nhà trệt như người Kinh vậy?”. Anh Hur cho rằng: Việc làm nhà sàn như ông bà trước đây rất tốn kém nên ở nhà trệt như người Kinh tiện ích hơn. Bây giờ, hầu hết các hộ người Jrai ở Plei Ốp đều ở nhà trệt. Nhà nào khá giả hơn thì xây kiên cố, có lầu và mua sắm đủ tiện nghi, còn ít tiền hơn thì ở nhà cấp 4.

Plei Ốp hôm nay được quy hoạch theo ô bàn cờ, đường vào làng được đầu tư khá bài bản; chỉ còn các con đường nhánh dân sinh là làm cấp phối hoặc còn đường đất. Nếu trên đường vào làng (đường Bùi Dự), chúng ta không bắt gặp cổng làng văn hóa và khu vực nhà rông cùng với vườn tượng Jrai, Bahnar thì khó hình dung ra đây là làng Jrai truyền thống vì hai bên đường là quán xá, nhà cửa được xây dựng hiện đại.

Plei Ốp có vị trí đẹp, thuận lợi. Trong phạm vi hơn 75 ha của làng, người Jrai ở Plei Ốp vừa là nhà ở vừa làm vườn. Quanh làng có suối Ia Nil, cánh đồng Ia Năk và thung lũng Ia Lâm.

Cách đây gần 20 năm, theo điều tra, đánh giá của kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hà, Plei Ốp là một làng điển hình nhất về các yếu tố truyền thống gốc của buôn làng Tây Nguyên trong đô thị. Đây là làng Jrai thuộc diện đặc biệt có giá trị để bảo tồn. Bấy giờ, làng có 80 hộ với 402 khẩu, còn 80 ngôi nhà sàn truyền thống được giữ gìn gần như nguyên vẹn, có 1 nhà rông truyền thống và 1 khu nhà mồ cũ, 2 giọt nước… Làng lúc này còn khá nguyên vẹn, chưa xảy ra tình trạng buôn bán đất và chưa có hộ người Kinh nào xen cư nơi đây.

Như vậy, cho đến nay, chưa đầy 20 năm mà sự xâm thực và tốc độ đô thị hóa ở Plei Ốp đã làm thay đổi ngôi làng truyền thống một cách ngỡ ngàng. Các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Jrai nơi đây chỉ là phục dựng mang tính biểu diễn để phục vụ du khách.

laychuan-logo-ban-sac-va-hien-dai-6982.jpg

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku đã tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến nay, tỷ lệ chiếu sáng trên địa bàn thành phố đạt 100% ở các tuyến đường chính và 75% đối với đường hẻm.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.