Ia Kênh: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Ông Lê Quang Toản-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh-cho biết: Toàn xã có 7 thôn, làng với 1.021 hộ. Trên địa bàn xã có 2 hồ tự nhiên là hồ Ia Se và hồ Ia Nao tạo nên nét đặc trưng riêng.

Cùng với đó, văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống ở đây vẫn còn được đồng bào dân tộc Jrai lưu giữ. Qua thống kê, trên địa bàn xã hiện còn 17 bộ cồng chiêng. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ một số loại nhạc cụ như: đàn goong, t'rưng để phục vụ cho các lễ hội như pơ thi, mừng lúa mới, cúng giọt nước.

Ngoài ra, bà con còn lưu giữ một số nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng...

“Từ những lợi thế đó, có thể thấy xã Ia Kênh phù hợp với các mô hình du lịch trải nghiệm về nông nghiệp và văn hóa, trong đó có văn hóa cồng chiêng”-ông Toản cho hay.

Người dân làng Thong Ngó (xã Ia Kênh) biểu diễn cồng chiêng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc xã Ia Kênh. Ảnh: Lê Nam

Người dân làng Thong Ngó (xã Ia Kênh) biểu diễn cồng chiêng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc xã Ia Kênh. Ảnh: Lê Nam

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16-8-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, xã Ia Kênh đã chọn làng Nhao 1 và làng Mơ Nú để phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Ông Byup-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nhao 1-cho biết: Đầu năm 2021, làng Nhao 1 được UBND TP. Pleiku công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Những năm gần đây, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả; đồng thời, tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa như: trồng rau màu, mía tím và chăn nuôi bò, heo sinh sản... Nhờ đó, đời sống của người dân đã được nâng cao.

“Bên cạnh phát triển kinh tế, dân làng vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người Jrai như: dệt thổ cẩm, đan lát, lễ cầu mưa, mừng lúa mới, lễ bỏ mả. Ngoài ra, bà con rất thân thiện, sẵn sàng hướng dẫn du khách trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống và thưởng thức ẩm thực của người Jrai. Đây là tiềm năng để làng Nhao 1 phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm”-ông Byup chia sẻ.

Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng

Hiện nay, mô hình du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Tại làng Nhao 1, Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Ia Kênh đã chủ động triển khai mô hình này từ tháng 4-2023 với tên gọi Zin's Farm.

Anh Đặng Thành Dư-Giám đốc Hợp tác xã-cho hay: Trên diện tích gần 6 ha, chúng tôi bố trí thành nhiều khu để trồng các loại hoa, cây ăn quả, đặc biệt là khu vực dành cho du khách ngồi uống cà phê với khung cảnh xanh ngát, ngắm nhìn núi Hàm Rồng, vườn cà phê, cánh đồng lúa.

Hợp tác xã còn liên kết với các hộ dân canh tác lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả, mía tím, bắp trên diện tích hơn 20 ha để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Zin's Farm đã thu hút hơn 100 ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thưởng thức ẩm thực. Ngoài ra, Zin's Farm còn tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa-văn nghệ để phục vụ du khách.

Một góc Zin's Farm của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Ia Kênh (làng Nhao 1, xã Ia Kênh). Ảnh: L.N

Một góc Zin's Farm của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Ia Kênh (làng Nhao 1, xã Ia Kênh). Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh thông tin thêm: Những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang là lợi thế thu hút du khách. Xác định được điều đó, UBND xã tập trung khai thác lợi thế về phong cảnh thiên nhiên cũng như sự phong phú, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc bản địa.

Đồng bào Jrai chung tay gìn giữ, tôn tạo nhà rông, giọt nước, văn hóa cồng chiêng trở thành điểm nổi bật để thu hút đầu tư và phát triển du lịch.

“Đến năm 2025, xã phấn đấu cơ bản hình thành mô hình du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, các mô hình du lịch này sẽ bước đầu phát triển ổn định, có các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, thân thiện với môi trường, từ đó có sự đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển thành phố”-ông Toản nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

(GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ.
Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.