Những cung đường phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  Nhắc đến đường phố Pleiku, mọi người thường nhớ bài “Còn một chút gì để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định: “Phố núi cao phố núi trời gần/phố xá không xa nên phố tình thân/đi dăm phút đã về chốn cũ/một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng”.

Còn hôm nay, TP. Pleiku đã có thêm rất nhiều con đường mới, ngày càng khang trang, rộng mở...

nhung-cung-duong-pho-nui-nguyenvo-4627-1764.jpg
Đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyên Võ

Theo thống kê, TP. Pleiku có khoảng 400 tuyến đường, trong đó có 239 tuyến đường đã được đặt tên theo các nhân vật lịch sử, địa danh nổi tiếng, tên gọi có ý nghĩa.

Nếu như trước năm 1975, cửa ngõ phía Đông vào thành phố hầu như “độc đạo” chỉ có đường Hoàng Diệu (nay là đường Hùng Vương) thì hôm nay đã mở thêm đường Nguyễn Tất Thành, sắp đến là đường Nguyễn Văn Linh (từ Trường Chinh qua Lê Thánh Tôn), đường hành lang kinh tế phía Đông (từ Công viên Đồng Xanh đi qua các xã Trà Đa, Tân Sơn, Biển Hồ đến khu vực hàng thông trăm tuổi thuộc xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh).

Tôi đến Pleiku và có duyên lập nghiệp ở đất này đến nay đã hơn 20 năm. Lại nhớ hồi mới ra trường, tôi cũng rong ruổi nhiều nơi để xin việc làm nhưng nộp hồ sơ xong thì cứ chờ đợi mà không thấy hồi âm.

Một hôm ngồi buồn, lòng bỗng dưng nhớ lại lời nói của một người bạn cùng lớp, lúc chia tay ở trường đại học: “Ra trường mà không xin được việc thì cậu về Pleiku chơi nhé. Nhà tôi ở đó”. Vậy là tôi sắp xếp thời gian lên đường.

Lúc đầu, khi bắt xe đò đến Pleiku, tôi cũng chỉ nghĩ là để gặp bạn bè cho khuây khỏa. Lần đầu chạm chân đến Pleiku, tôi không khỏi ngạc nhiên khi trước mắt mình là con đường Hùng Vương rất đẹp. Cung đường từ ngã ba Phù Đổng đến ngã ba Diệp Kính có độ dốc vừa phải, cong cong như một dải lụa.

Chúng tôi đi xe đạp vào buổi chiều, khi phố vừa lên đèn, những ô cửa sổ thấp thoáng ánh đèn vừa lung linh, vừa huyền ảo. Trong tiết trời se se lạnh, tôi cảm nhận ở đây vừa có nét giống Đà Lạt, nhưng vừa có sự trẻ trung, mạnh mẽ hơn.

Qua mấy chục năm gắn bó với phố núi, tôi ngày càng thông tỏ từng con đường, từng hẻm phố, lại thấy yêu hơn vùng đất cao nguyên này. Ngày đường Nguyễn Tất Thành được thông xe trở thành niềm vui, niềm tự hào của người dân phố núi.

Nếu như đường Hùng Vương có nét xưa thì đường Nguyễn Tất Thành hiện đại, khang trang, mặt đường rộng, thoáng hơn. Cung đường này từ ngã ba Phù Đổng đến ngã ba Hoa Lư cũng có độ dốc thoai thoải, ban đêm từ trên máy bay hoặc nhà cao tầng nhìn xuống trông rất thơ mộng và đẹp mắt.

001-doc-pho-duong-nguyen-tat-thanh-tp-pleiku-641-977.jpg
Dốc phố đường Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Đường Nguyễn Văn Linh được khởi công ngày 23-12-2022, có chiều dài hơn 2,7 km. Trên con đường này có 1 chiếc cầu dài 160 m bắc ngang qua suối Hội Phú. Hy vọng trong tương lai, đây sẽ là con đường đẹp của thành phố, là điểm nhấn ở phía Tây Nam.

Theo ông Đỗ Việt Hưng-Chủ tịch UBND TP. Pleiku, con đường này sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông, từng bước hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội TP. Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai dài hơn 15 km (từ ngã tư Công viên Đồng Xanh, TP. Pleiku đến ngã tư Biển Hồ chè, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) là công trình với nhiều kỳ vọng mang lại giá trị kinh tế, thẩm mỹ và là cửa ngõ phía Đông để phát triển các xã vùng ven TP. Pleiku.

Trong tương lai không xa, con đường này sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với Biển Hồ, Chư Đang Ya nhanh hơn và đặc biệt, cây cầu bắc ngang qua Biển Hồ sẽ là điểm check-in lý tưởng.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP. Pleiku, về lâu dài, sau khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, TP. Pleiku tiếp tục nghiên cứu đề xuất đề án phát triển mạng lưới giao thông và phòng-chống ùn tắc giao thông đường bộ.

Mục đích nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo kết nối đường bộ thành phố với đường bộ quốc gia, tỉnh; kết nối với khu vực phụ cận phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng không gian đô thị; đồng thời góp phần điều tiết giao thông hợp lý, hạn chế tai nạn giao thông.

laychuan-logo-ban-sac-va-hien-dai-4066-7226.jpg

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku đã tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến nay, tỷ lệ chiếu sáng trên địa bàn thành phố đạt 100% ở các tuyến đường chính và 75% đối với đường hẻm.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.