Hoài niệm về miền đất bazan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau những tháng năm lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, gần đây, tôi mới có dịp trở lại Pleiku. Cả một trời ký ức về miền đất đỏ bazan bỗng ùa về trong tôi với bao cảm xúc bồi hồi.

Tôi còn nhớ, chỉ vài tháng sau ngày thống nhất đất nước (1975), ba tôi từ chiến trường trở ra Bắc đón 4 anh em tôi cùng mẹ chuyển công tác vào Gia Lai. Pleiku khi ấy còn hoang tàn với những ngôi nhà đổ nát, nham nhở vì bị cháy. Những con đường nhỏ hẹp quanh co triền dốc chốc chốc lại tung bụi đỏ bazan mịt mù dù chỉ một chiếc xe đạp, xe thồ hay chiếc xe lam phành phạch chạy qua.

Con đường hoa ở làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku. Ảnh: Lê Nam

Con đường hoa ở làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku. Ảnh: Lê Nam

Gia đình tôi được phân 1 căn phòng tập thể cạnh căn hầm sâu và dài hun hút bằng bê tông cốt thép nằm ngay trong khuôn viên cơ quan của ba mẹ. Do mới tiếp quản nên trong một số phòng vẫn còn la liệt những thùng gỗ màu vàng sơn cờ ba que chứa đầy tài liệu tuyên truyền của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Ba tôi nhìn lướt qua rồi chửi đổng: “Ông nội cha chúng nó chứ, toàn những chiêu trò lố bịch, ngô nghê của kẻ chiến bại”. Sau đó, ba tôi lấy búa đập vỡ những chiếc thùng ấy, chẻ ra xếp thành đống rồi ấn tất cả mớ tài liệu nhảm nhí đó vào bao tải. Đấy là nguồn chất đốt đáng kể phục vụ gia đình tôi những ngày đầu đặt chân đến Pleiku.

Chỉ vài tháng sau, nhờ sự cần mẫn, chăm chỉ của các thành viên trong gia đình tôi mà những khoảnh đất trống sau nhà đã được phủ một màu xanh mướt mát, với đủ loại rau củ quả. Thích nhất là mỗi chủ nhật, tôi lại cùng đứa em 8 tuổi được đi theo ba mẹ và các cô chú ra khu vực gần Biển Hồ trồng mì, đậu, khoai... trên những thửa đất mượn của người dân.

Ngang qua những ngôi trường đã chứng kiến từng bước sự trưởng thành của mình, những ký ức tuổi học trò lại chảy tràn trong tôi. Hồi học lớp 4, lớp 5, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, nhà trường lại tổ chức đi cổ động. Băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng bay phất phới.

Đoàn cổ động đi đến đâu, đường phố náo nhiệt đến đó bởi những tiếng hô: “Hồ Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”... Kèm theo là những âm thanh vui nhộn đồng loạt được gõ lên từ trống, chiêng và từ những ống bơ sữa bò hay bất kỳ tấm kim loại nào mà chúng tôi mang theo. Không khí náo nhiệt tràn sang cả các ông bà, chú bác, anh chị và lũ trẻ đứng hai bên đường. Không ít những tiếng hô hưởng ứng từ họ mỗi khi đoàn cổ động chúng tôi đi qua.

Các bạn lớp tôi ngày ấy đến từ nhiều miền quê khác nhau. Tôi ấn tượng nhất với hình ảnh T-một người con gái Hà Nội mang đậm nét đoan trang, thùy mị với làn da trắng ngần, mái tóc dài đen mượt và đôi mắt bồ câu trong veo. Những bài văn T. viết luôn đạt điểm cao nhất lớp, được thầy cô coi là mẫu và thường đọc cho cả lớp nghe. Không những thế, với chất giọng nhẹ nhàng, truyền cảm, T. còn ngâm thơ rất hay.

Định bụng đến ngày chia tay tuổi học trò, tôi sẽ thổ lộ tình cảm với T. Nhưng đứng trước bạn rồi lại chẳng thể thốt nên lời, cứ đau đáu mãi. Cho đến khi bạn gần tốt nghiệp một trường chuyên nghiệp, tôi mới mạnh dạn viết một bức thư tràn cả 4 trang giấy. Chẳng biết thư có đến tay người ấy hay không mà mãi chẳng thấy hồi âm. Chỉ biết rằng sau đó, T. đã tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa... cách Pleiku tới cả trăm cây số.

Đã mấy mươi năm, tôi mới trở về Pleiku. Phố núi đón tôi bằng một không gian đô thị rộng mở với cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Những con người thân thiện, mộc mạc nơi đây đã cùng chung tay làm nên một Pleiku hiện đại, văn minh và bản sắc. Thế nhưng, khi dạo phố, trong trái tim tôi lại ngân lên biết bao kỷ niệm về một thời chưa xa.

Có thể bạn quan tâm

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.