Những con đường mang tên 17 tháng 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 17-3-1975, lực lượng cán bộ dân chính tỉnh cùng các đơn vị bộ đội đã vào tiếp quản thị xã Pleiku. Từ đây, ngày 17-3 đã đi vào lịch sử của tỉnh Gia Lai. Với ý nghĩa đó, trên địa bàn tỉnh có 2 con đường mang tên 17 tháng 3 (gồm TP. Pleiku và huyện Chư Sê).

Theo ông Nguyễn Chất (giáo viên về hưu, nhà ở gần ngã ba đường Phạm Văn Đồng và đường 17 tháng 3, TP. Pleiku): Đường 17 tháng 3 đã có từ những năm 80 của thế kỷ trước, lúc đầu thuộc phường Hoa Lư, đến những năm 2000 thì chuyển ra đường vào sân bay thuộc phường Thống Nhất.

Con đường này dài hơn 1 km, bắt đầu từ ngã ba Phạm Văn Đồng và kết thúc ở cổng vào Cảng Hàng không Pleiku.

Đường 17 tháng 3 (TP. Pleiku) được nâng cấp, mở rộng mang lại diện mạo mới cho Phố núi. Ảnh: Mạnh Trường

Đường 17 tháng 3 (TP. Pleiku) được nâng cấp, mở rộng mang lại diện mạo mới cho Phố núi. Ảnh: Mạnh Trường

Còn ông Lê Hải (nguyên bác sĩ Bệnh viện Quân y 211, hiện cư trú trên đường 17 tháng 3) thì cho biết: Trước đây, người dân thường gọi đường 17 tháng 3 là “đường vào sân bay”, “đường bộ đội” vì sinh sống hai bên đường chủ yếu là các gia đình quân nhân.

Thời ấy, đường nhỏ hẹp, hai bên đường chỉ có khoảng vài chục căn nhà nằm gần các doanh trại quân đội, phần còn lại chủ yếu cỏ gai và dã quỳ. Bước sang thời kỳ đổi mới, người dân đến sinh sống và lập nghiệp ngày càng đông đúc, tấp nập.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của TP. Pleiku, đường 17 tháng 3 được nâng cấp, mở rộng. Dọc hai bên đường, nhà nối nhà san sát, hàng quán cũng đua nhau mọc lên, tạo nên cảnh sầm uất của phố thị.

Nói về lịch sử đường 17 tháng 3 tại huyện Chư Sê, ông Lưu Gia Quyên (cán bộ hưu trí ở thôn Phú Cường, xã Ia Pal) chia sẻ: Tên đường 17 tháng 3 được đặt từ năm 1988, cùng lúc thành lập thị trấn Chư Sê. Con đường này thuộc quốc lộ 25, đoạn từ ngã ba Chư Sê đến ngã tư quốc lộ 25 và đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh thị trấn Chư Sê), dài gần 3 km. Sau năm 1975, đây là đoạn đường thuộc quốc lộ 25, nối Gia Lai-Kon Tum với Phú Khánh.

Năm 1981, sau khi thành lập huyện Chư Sê, một số nhà dân bắt đầu dựng lên ở hai bên đường, đoạn gần ngã ba Chư Sê (ngã ba quốc lộ 25 và quốc lộ 14 trước đây) và ngày càng đông dần lên.

Cho đến những năm 2000, cùng với việc nâng cấp và mở rộng quốc lộ 25, đường 17 tháng 3 đã trở thành một trong những con đường chính của thị trấn Chư Sê. Gần một nửa con đường đã có dải phân cách, trồng hoa và cây xanh nhiều tầng rất đẹp. Hai bên đường nhà cửa và hàng quán mọc lên nối tiếp nhau.

Đường 17 tháng 3 thị trấn Chư Sê. Ảnh: Trung Anh

Đường 17 tháng 3 thị trấn Chư Sê. Ảnh: Trung Anh

Tên đường không chỉ đơn thuần là tên gọi, mà còn in sâu trong tâm trí và tình cảm của người dân sống trên một vùng đất qua nhiều thế hệ. Nó không những gợi nhớ không gian sống, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, giới thiệu lịch sử cho người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Thiết nghĩ, việc lấy ngày 17 tháng 3 để đặt tên đường là đúng đắn, cần thiết và đáng trân trọng. Tuy nhiên, việc cần làm hiện nay là làm cách nào thông qua tên đường để người dân sở tại hiểu thêm lịch sử của địa phương mình. Có lẽ đã đến lúc ở các con đường cần có gắn biển giải thích ý nghĩa tên đường để mỗi người dân thêm trân trọng và tự hào về nó.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.