Chút lạnh đầu mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sáng nay, trời trở lạnh. Chút lành lạnh của đầu mùa khô ở Tây Nguyên se sắt, mơn trớn thịt da làm ta phải hít hà vì thích thú.

Vậy là mùa Thu đã rời đi, nhường chỗ cho mùa Đông lân la ghé về trên từng con phố nhỏ.

Có người bảo, ở Tây Nguyên chẳng có mùa Đông, vì không có cái lạnh buốt da buốt thịt kèm theo những cơn mưa dầm dề như ở miền Trung, miền Bắc, mà chỉ là mùa khô, có cái lạnh khá đặc trưng, đó là lạnh đi cùng với khô hanh.

Nhưng tôi vẫn thích, vẫn ủng hộ những ai gọi khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa Đông. Khi ấy, mỗi buổi chiều về, những cơn gió không biết từ đâu ào tới, tạo nên những bản nhạc đa sắc màu, lúc dịu dàng, lúc du dương, lúc trầm hùng.

Ai đã từng sống ở Tây Nguyên mới cảm nhận được hết nét đặc trưng của khí hậu nơi đây. Một ngày có khi thời tiết biến đổi đến bốn mùa, nhưng đã bước vào mùa khô rồi gió cứ miên man thổi, khí lạnh cứ tràn về bất kể lúc nào trong ngày, nhưng se lạnh nhất là vào buổi sáng hay về chiều.

Tiết trời làm cho người ta cảm nhận như thời gian cũng trôi đi chầm chậm hơn, như muốn níu giữ lại một cái đó trên những góc phố thân thương, trên từng con đường nhỏ nối phố với làng.

Chút lạnh đầu mùa làm cho những cô gái đang thong dong dạo bước trên phố trở lên xinh đẹp và quyến rũ hơn trong chiếc áo len mỏng, với đủ sắc màu, khoác nhẹ trên bờ vai. Cũng những cô gái ấy, mới hôm qua còn mang phong cách phóng khoáng, trẻ trung, mà hôm nay xuống phố thật dịu dàng.

chut-lanh-dau-mua-1-1673-4015.jpg
chut-lanh-dau-mua-2-9777-9740.jpg
Mùa khô cũng là mùa lễ hội của bà con các làng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên. Ảnh: S.C

Mùa vừa qua phố với chút không khí lành lạnh mà đã thấy vạn vật cũng nhanh chóng thay đổi theo để hòa mình vào bức tranh chung của mùa. Quán cà phê bên đường mọi ngày có “gu” âm nhạc trẻ trung, sôi động thì nay đã chuyển sang những bản nhạc trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng.

Chớm Đông, dã quỳ đã bắt đầu e ấp nụ. Nhắc đến Tây Nguyên người ta hay liên tưởng đến một gam màu trầm mặc của gỗ, của cà phê, của đất đỏ bazan, nhưng mùa Đông, Tây Nguyên lại được điểm tô bởi những gam màu rực rỡ của sắc hoa dã quỳ vàng rực.

Dã quỳ ở Tây Nguyên mọc khắp nơi, trên triền đồi, hai bên đường, bên những góc vườn nhà. Dã quỳ điểm tô vẻ đẹp cho những cô gái Ba Na, Xơ Đăng... mỗi chiều đi rẫy về, tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp, đầm đà bản sắc khiến bao anh chàng ở phố về làng “săn” ảnh đắm say.

Mùa Đông đến cũng là lúc những chàng trai, cô gái Tây Nguyên khoác lên mình những bộ thổ cẩm rực rỡ sắc màu để hòa mình vào lễ hội cùng âm vang của cồng chiêng và hương rượu cần nồng ấm. Đêm xoang Tây Nguyên bập bùng ánh lửa xua đi cái lạnh nơi đại ngàn cao nguyên hùng vĩ, chỉ còn đọng lại tình đất và người, để rồi níu giữ chân bao du khách lưu luyến chẳng muốn rời đi.

Người ta bảo, những ngày chớm Đông ở Tây Nguyên làm nên vẻ đẹp rất riêng của Tây Nguyên. Chút nắng vàng nhẹ cứ quấn quýt cùng với gió với không khí se se lạnh vào buổi sáng hay về chiều trôi êm đềm trên triền đồi, trên những thung lũng, trên từng con phố khiến người ta cứ muốn đắm mình vào cảnh sắc, muốn hoài niệm để tìm về một khoảng trời bình yên.

Chút lạnh đầu mùa gợi cho người ta muốn trở về thời gian xa xăm của khoảng trời tuổi thơ. Bên bếp lửa, mẹ nấu nồi khoai lang, khoai mì thơm nức. Cảm giác đợi chờ để được mẹ cho thưởng thức những củ khoai có lẽ đã ăn vào tiềm thức của mỗi người con xa quê không thể nào phai mờ trong tâm trí. Để rồi khi đi xa, mỗi ngày trở lạnh, lòng lại nhớ da diết mùi khói bếp làm cay xè đôi mắt nhưng lại vô cùng ấm áp, thân thương.

Chút lạnh đầu mùa làm ta nhớ đến vườn rau của mẹ luôn xanh mướt ở góc vườn. Mùa này, mẹ bắt đầu gieo hạt. Chỉ sau mấy hôm, những luống cải ngọt, xà lách, rau ngò đã lún phún lên xanh tốt. Mẹ tỉa cho cả nhà ăn dần. Ăn hết luống rau này, mẹ lại làm đất trồng tiếp, cứ như thế cho đến Tết, lúc nào trong vườn nhà cũng có rau xanh.

Sáng nay, trong tiết trời lành lạnh, nhìn về dòng Đăk Bla với làn nước nhuốm màu phù sa trôi lững lờ cùng “phố núi” bình yên, càng thêm yêu Tây Nguyên quá đỗi.

Theo SÔNG CÔN (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.