Vệt phố

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ngay cả đến cái quy luật tự nhiên của phố tôi cũng đứng giữa lằn ranh tỏ mờ trước những biến thiên thời tiết. Phố dường như không còn chỉ 2 mùa mưa nắng khi đã biết dìu dịu vào thu và ấm áp lúc xuân sang. Những biến chuyển này khiến cho phố dịu dàng hơn.

Có những niềm hoài cổ khởi lên trong lòng người xưa khi thấy những đổi thay đầy luyến nhớ. Cũng phải thôi, hình như người của phố xưa ai cũng muốn lưu hoài mảng ký ức tháng ngày phố còn e ấp, hoang sơ.

vet-phobg-8713.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Có những góc phố mang nặng trên mình bao nhiêu ký ức. Vết rêu in qua năm tháng trên những mảng tường lặng lẽ nép sau vỉa hè, gợi lên những cũ xưa. Nơi đó thấp thoáng năm tháng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Người nhỏ lớn lên, người lớn già đi, người già đã hóa hư không, phố còn ở lại. Phố ôm ấp và chữa lành những vụn vỡ của lòng người trước “vật đổi sao dời”.

Tôi vẫn chẳng bỏ được thói quen dừng xe lấy điện thoại ra ghi lại những tảng rêu đang víu vào mảng tường loang lổ khi vô tình ngang qua một góc phố xưa nào đó, như một niềm hoài vọng. Thì ra, tôi cũng đã già đi từng ngày theo phố nên không tránh được những luyến lưu.

Phố khoác lên mình khoảng xanh của những tán cây cổ thụ bên đường như những chứng nhân. Hẳn là cũng có không ít người đi đếm tuổi của cây để ướm chừng tuổi phố. Cây vẫn đứng đó uy nghiêm, trầm mặc hàm ẩn những chiều sâu thăm thẳm mà cây từng chứng kiến qua bao thăng trầm đổi thay.

Không còn nhiều thân cổ thụ giữa lòng phố nhỏ. Đi hết đời cây rồi cũng phải hóa thân để những cây con lại tiếp tục vươn cành. Xen lẫn trong khoảng xanh phố thị là thế hệ cây tiếp nối để thực hiện sứ mệnh của mình. Lá phổi xanh ấy cứ theo mùa mà góp một phần không nhỏ vào cảnh quan xứ núi như một hiệp ước không bao giờ hết hạn. Phố vì thế mà được bao bọc chở che trong nét mềm mại trữ tình.

Góp vào vẻ yêu kiều ấy là những cung đường, dốc phố. Vũ Hữu Định đã đắm đuối sương giăng mà viết lên những câu thơ để đời “Phố núi cao phố núi đầy sương/Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn” (Một chút gì để nhớ). Đôi lúc vô tình lướt qua những khung hình, những video clip phố nhỏ bồng bềnh trong mây, trong núi, trong sương, trong nắng... của những người đem lòng yêu phố, mà thấy phố bình yên quá đỗi.

Phố trầm mặc với những người đã mang trong mình thứ tình yêu được đắp bồi qua thời gian. Khi mái tóc pha sương thì tình yêu ấy đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhưng phố cũng đầy những hứa hẹn đổi thay trong góc nhìn của những người trẻ trở về. Hành trang ngày trở lại chứa biết bao hoài bão lớn lao và thanh xuân đẹp đẽ. Khu rừng sẽ được đan bện bởi những lớp cây vừa kịp trưởng thành góp thêm mạch ngầm nuôi dưỡng. Nên phố và tôi và chúng ta khấp khởi mừng thầm cho những ngày sau.

Tôi đã yêu phố bằng tình yêu của trái tim thiếu nữ. Nên mỗi góc phố đều neo vào lòng những ấm áp thân thương. Chẳng ngại ngần ngồi lại bên vỉa hè nhấp từng ngụm trà ấm lặng nhìn phố. Chẳng phiền giờ tan tầm đông đúc cộ xe mong ngóng trở về nhà. Tôi từ tốn nhấm nháp mỗi phút giờ trong lòng phố như đứa trẻ thơ nhận được sự cưu mang, ôm ấp, vỗ về. “Và như thế tôi sống vui từng ngày, và như thế tôi đến trong cuộc đời/đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi...” (Trịnh Công Sơn). Và tôi đã yêu vệt phố này bằng trái tim dịu dàng, đa cảm.

Có thể bạn quan tâm

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.