Phường Chi Lăng: Điểm sáng về phong trào phụ nữ ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tích cực tổ chức thực hiện các nội dung chương trình công tác Hội ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Hội LHPN phường Chi Lăng hiện có hơn 1.900 hội viên sinh hoạt tại 9 chi hội trực thuộc. Thời gian qua, Hội LHPN phường chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức Hội gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Đồng thời, Hội chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hội cấp trên; tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Chủ tịch Hội LHPN phường, bà Trần Thị Sen chia sẻ: “Hội thường xuyên hướng dẫn các chi hội quan tâm tuyên truyền hội viên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Bên cạnh đó, Hội còn xây dựng mô hình “Chống rác thải nhựa” thú hút 250 thành viên, duy trì hoạt động “Ngày chủ nhật xanh-sạch-đẹp” với sự tham gia của 2.130 lượt hội viên; vận động chị em góp kinh phí và hơn 160 ngày công làm con đường hoa hơn 5 km”.
Hội LHPN phường Chi Lăng (TP. Pleiku) phối hợp với MTTQ khởi công xây nhà cho hộ nghèo. Ảnh: Thanh Nhật
Hội LHPN phường Chi Lăng (TP. Pleiku) phối hợp với MTTQ khởi công xây nhà cho hộ nghèo. Ảnh: Thanh Nhật
Phường Chi Lăng có 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số gồm: Ia Lang, Châm Nẻh và Ngol Tảh. Các chi hội thường xuyên vận động gia đình hội viên đóng góp xây dựng làng nông thôn mới; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ đào hố rác tự hoại trong vườn nhà và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra sau nhà.
Chị Đai-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Châm Nẻh-chia sẻ: “Các gia đình hội viên cùng với dân làng đóng góp trên 1.000 ngày công để làm 1.800 m đường bê tông, xây dựng tường rào hội trường, sửa chữa giọt nước, nạo vét trên 2 km kênh mương nội đồng và giúp sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo… Đến nay, đời sống dân làng ngày càng ổn định và từng bước được nâng cao,100% hộ dân được dùng nước sạch và điện lưới quốc gia, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn”.
Hội LHPN phường còn triển khai thực hiện phong trào “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chủ tịch Hội LHPN phường cho hay: “3 làng đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng mô hình câu lạc bộ tiết kiệm thu hút 80 thành viên tham gia. Có 50 chị đã tiết kiệm số tiền 250 triệu đồng sử dụng xây nhà ở, xây nhà vệ sinh, mua phân bón và phương tiện máy móc phục vụ sản xuất. Đồng thời, chị em còn tiết kiệm từ sinh hoạt gia đình được hơn 270 triệu đồng và hơn 3,5 tấn gạo để giúp đỡ phụ nữ nghèo”.
Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật
Hội LHPN phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật
Mặt khác, Hội luôn tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, cá nhân có tấm lòng nhân ái, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên thoát nghèo thông qua các hình thức như xây tặng nhà tình thương, hỗ trợ cây-con giống. Đặc biệt, nhiều năm qua, Hội đã duy trì mô hình bò giảm nghèo với mức đóng góp 10.000 đồng/hội viên/năm. Hội tiến hành bình xét hỗ trợ bò sinh sản theo đúng đối tượng, nhu cầu.
Chị H’Nghẽn (làng Ia Lang) bộc bạch: “Trước đây, mình được Hội LHPN phường tặng 1 cặp bò sinh sản trị giá 20 triệu đồng. Gia đình chăm sóc chu đáo nên bò sinh trưởng tốt. Nhờ sự giúp đỡ của địa phương, gia đình mình đã làm được nhà ở chắc chắn và thoát nghèo”.
Hàng năm, Hội LHPN phường còn phối hợp với UBND và Hội Nông dân phường tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên; vận động hội viên tham gia mô hình trồng cây ăn quả xen trong vườn cà phê. Đồng thời, từ năm 2016 đến nay, Hội phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 115 hộ hội viên vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình với dư nợ hơn 2,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hội quản lý 1 tổ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT có 22 hộ vay hơn 2,9 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân-Chủ tịch Hội LHPN TP. Pleiku-nhận xét: “Hoạt động của Hội LHPN phường Chi Lăng những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, thiết thực, đi vào chiều sâu, đáp ứng nguyện vọng của chị em phụ nữ, hội viên. Đặc biệt, Hội đã tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XI) về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội LHPN phường Chi Lăng được Hội LHPN tỉnh và TP. Pleiku khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020”.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.