Phố mới ven sông Dinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, thuộc phường Nhơn Bình và Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) đã hoàn thành tháng 12.2024, vượt tiến độ 7 tháng so với kế hoạch ban đầu. Không chỉ “thay áo mới” làm hồi sinh sông Dinh, những ngôi nhà mới, hàng cây ven sông cũng tạo ra diện mạo mới, một vùng  không gian sống động đã mở ra.

Đáp ứng kỳ vọng của người dân

Hay tin tỉnh chuẩn bị khánh thành dự án hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh vào dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Định, ông Lê Cao Hùng, Trưởng khu phố 2 (phường Nhơn Bình) không giấu được niềm vui nói rằng dự án làm hồi sinh cả con sông và đổi thay cuộc sống của người dân.

“Mấy năm trước, tầm tháng 7, tháng 8 là anh em địa phương huy động lực lượng dọn vệ sinh, rác thải dọc sông Dinh cho mùa mưa đỡ ngập. Nhưng có năm nào thoát ngập đâu vì dòng chảy sông Dinh không thông được. Từ khi đầu tư công trình, bà con đã thở phào nhẹ nhõm khi mưa xuống không thấy cảnh ngập lụt nữa. Bây giờ, dọc tuyến kè sông, nhiều người tập thể dục mỗi sáng, mỗi tối, vui lắm!”, ông Hùng hào hứng.

Một thời là nỗi ám ảnh khi sông Dinh là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, đi cùng đó là người dân lấn chiếm xây nhà, làm công trình khiến lòng sông hẹp dần có nơi chỉ còn chừng 1 m. Thế nên, khi dự án được triển khai, người dân mừng vui, chung tay hợp tác cùng chính quyền trong đền bù, giải phóng mặt bằng nhường đất cho thi công công trình.

372 hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng khi triển khai đầu tư dự án hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, với diện tích thu hồi đất 26,76 ha. Trong số đó, 170 hộ phần lớn thuộc phường Nhơn Bình phải di dời đến khu tái định cư Ðông chùa Bình An (tổ 15, khu phố 2, phường Nhơn Bình).

Ông Nguyễn Văn Hưu (SN 1960, ở tổ 11, khu phố 2, phường Nhơn Bình) chia sẻ:“Hồi trước, mùa nắng thì mùi hôi thối bốc lên từ sông, mùa mưa thì mất ăn mất ngủ, lo mua bạt để bọc đồ đạc, chuẩn bị sẵn chạy lụt. Nay thoát cảnh đó rồi, thay vào đó là không gian sống sáng - xanh - sạch - đẹp khi dọc tuyến kè sông Dinh này nhà nước đầu tư đồng bộ đường giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống thoát nước…”. 

Công trình dự án đầu tư hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh nhìn từ trên cao. Ảnh: NGUYỄN DŨNG

Công trình dự án đầu tư hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh nhìn từ trên cao. Ảnh: NGUYỄN DŨNG

Giữ cảnh quan cho người dân cùng hưởng

Theo ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh - đơn vị chủ đầu tư dự án, dự án hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 3.2022.

Tổng mức đầu tư xây dựng dự án hơn 316 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách tỉnh.

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, do UBND TP Quy Nhơn tổ chức thực hiện và bàn giao mặt bằng sạch để Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức thi công xây dựng. Nguồn vốn thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được sử dụng từ ngân sách TP Quy Nhơn.

“Điểm nhấn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng do UBND TP Quy Nhơn thực hiện rất tốt. Điều này, góp phần giúp dự án hoàn thành vượt tiến độ đề ra”, ông Tô Tấn Thi khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Thành ủy Quy Nhơn, cho hay, xác định tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của công trình hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, địa phương đã phối hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên tinh thần hết sức khẩn trương, vừa đảm bảo tiến độ hoàn thành vừa đảm bảo chất lượng công trình. TP Quy Nhơn cũng song song triển khai dự án mở rộng khẩu độ cầu Đôi (nối trục giao thông chính Trần Hưng Đạo - Hùng Vương, phường Nhơn Bình) thêm 23 m để giảm áp lực tiêu thoát lũ, hạn chế được tình trạng ngập lụt của thành phố.

Công trình hoàn thành phát huy tối đa hiệu quả, vừa trực tiếp bảo vệ khu dân cư, đô thị, đảm bảo an toàn sản xuất, hạn chế các thiệt hại do lũ lụt gây ra cho các đô thị phía Tây - Bắc, Tây - Nam thành phố với hàng chục ngàn hộ dân, vừa tạo nên diện mạo khang trang, động lực để phát triển kinh tế địa phương. Công trình hoàn thành đáp ứng kỳ vọng rất lớn và có sự chung tay, hy sinh của người dân Quy Nhơn bị ảnh hưởng bởi dự án. Thành phố cũng tính toán quy hoạch phù hợp khu vực dọc tuyến sông Dinh để giữ không gian cho người dân cùng hưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương.

MAI HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null