Phát hành bộ tem, bay khinh khí cầu, vẽ tranh chào mừng SEA Games 31

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước thềm sự kiện Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) diễn ra tại Hà Nội và một số địa phương lân cận từ ngày 12-5 đến ngày 23-5, nhiều địa phương, đơn vị đã có các hoạt động chào mừng đầy ấn tượng. 
Nhằm góp phần tuyên truyền sự kiện SEA Games 31 tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem "Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31-SEA Games 31" giới thiệu một số môn thể thao thế mạnh của Việt Nam như: điền kinh; bắn súng; bơi; thể dục dụng cụ; bóng đá. 
Bằng phương pháp thiết kế đồ họa, ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, bố cục chặt chẽ đã miêu tả được sự mạnh mẽ, nhanh nhẹn, tốc độ cũng như tranh đua quyết liệt trong thi đấu thể thao. Nền tem được cách điệu biểu tượng ASEAN thể hiện cho sự gắn kết của các quốc gia trong ngôi nhà chung ASEAN đang trên đường tiến lên sự thịnh vượng và phát triển. 
Bộ tem gồm 4 mẫu và 1 blốc, giá mặt 4000đ, 4000đ, 4000đ, 15000đ và 15000đ, khuôn khổ tem 43 x 32 (mm), khuôn khổ blốc 80 x 100 (mm) do các họa sĩ Trần Thế Vinh và Nguyễn Du, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 12-5-2022 đến ngày 31-12-2023.
Vũ Quang đã sẵn sàng trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31. Ảnh: baohatinh.vn
Huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đã sẵn sàng trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31. Ảnh: baohatinh.vn
Hòa cùng không khí sôi động của SEA Games 31, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho sự kiện trình diễn bay khinh khí cầu chào mừng Đại hội thể thao Đông Nam Á-SEA games 31.
Theo kế hoạch, tối 6-5, tại đây sẽ diễn ra lễ hội hoa đăng khinh khí cầu tại khu vực đập dâng, thị trấn Vũ Quang để phục vụ Nhân dân và du khách.
Sáng 7-5 sẽ tổ chức lễ khai mạc và bay khinh khí cầu tại đập chính hồ thủy lợi Ngàn Trươi; buổi tối cùng ngày sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Sao La với Nhân dân huyện Vũ Quang” và bay khinh khí cầu tại khu vực sân vận động huyện. Đại hội đã chọn hình ảnh con Sao la (tên khoa học là Pseudoryx Nghetinhensis) làm biểu tượng-linh vật của SEA Games 31. Sao la còn được gọi là “Kỳ lân châu Á” được biết đến như một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong núi rừng Việt Nam.
Dịp này, Tạp chí Thể thao và Cuộc sống và Công ty cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Đức Việt phối hợp tổ chức Cuộc thi Vẽ tranh Thiếu nhi toàn quốc chào mừng Sea Games 31, với chủ đề “Chúng em chào đón Sea Games 31”. Tranh tham dự cuộc thi này cần tập trung vào chủ đề Thể dục Thể thao. Các em có thể vẽ về việc luyện tập thi đấu, hoặc ước mơ chiến thắng trong các môn thể thao quen thuộc như: chạy, nhảy cao, nhảy xa, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền,cầu lông, chơi golf, xe đạp, bóng ném, bi da, quần vợt, cử tạ, đá cầu, cầu mây, võ karate, võ pencat silat, đấu vật, bắn súng… Hiện tại, nhiều quận, huyện của Hà Nội cũng đang phát động Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu SEA Games” nhằm hưởng ứng đồng thời lan tỏa không khí nhộn nhịp, sôi động của sự kiện đại hội thể thao cấp khu vực do Việt Nam đăng cai tổ chức. 
PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.