Pakistan biến điện năng trở thành tài sản chiến lược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Tài chính Pakistan vừa công bố việc phân bổ 2.000 megawatt (MW) điện cho giai đoạn đầu của kế hoạch quốc gia nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác Bitcoin và các trung tâm dữ liệu AI.

pakis-n.jpg
Pakistan tận dụng điện dư thừa để phát triển trung tâm dữ liệu. (Ảnh: Reuters)

Trước làn sóng phát triển dữ liệu và công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhu cầu năng lượng cho các trung tâm xử lý dữ liệu và khai thác tiền mã hóa ngày càng tăng mạnh. Đáng chú ý, nhiều quốc gia đang chuyển sang một chiến lược mới tận dụng nguồn điện để phục vụ những ngành công nghiệp đòi hỏi điện năng lớn này. Đây không chỉ là giải pháp để khai thác hiệu quả hạ tầng năng lượng hiện có, mà còn là bước đi chiến lược trong nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế. Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên công khai hướng đi này.

Việc phân bổ điện cho khai thác Bitcoin ở Pakistan trực tiếp giải quyết nghịch lý đắt đỏ của ngành năng lượng nước này: thừa công suất phát điện nhưng giá điện lại cao. Pakistan hiện có công suất lắp đặt 46,2 GW, nhưng mức tiêu thụ điện đang giảm, trong đó sử dụng điện công nghiệp sụt giảm 11%.

Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn tài chính khi các khoản thanh toán công suất cho các nhà sản xuất điện đã tăng 46%, lên tới 1,9 nghìn tỉ PKR, dù các nhà máy không hoạt động hết công suất.

Chiến lược phân bổ điện này dựa trên vị thế mạnh mẽ của Pakistan trong lĩnh vực tiền mã hóa, nơi nước này xếp hạng ba toàn cầu trong Chỉ số chấp nhận tiền mã hóa toàn cầu.

Cách tiếp cận của Pakistan phản ánh nỗ lực toàn cầu trong việc gắn kết hoạt động khai thác tiền mã hóa với mục tiêu phát triển năng lượng bền vững và tối ưu hóa hệ thống điện.

Ở các nước đang phát triển, đây là cơ hội để khai thác hạ tầng năng lượng sẵn có một cách tối ưu, đồng thời mở ra cánh cửa tiếp cận công nghệ cao và dòng vốn đầu tư. Những quốc gia như Ethiopia, Pakistan hay Oman không sở hữu nền tảng công nghệ mạnh như Mỹ, Trung Quốc, nhưng thông qua việc cung cấp điện rẻ và ổn định, họ đang định hình mình như các điểm đến lý tưởng cho những ngành công nghiệp số hóa toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính Muhammad Aurangzeb tuyên bố rằng sự phân bổ chiến lược này đánh dấu thời điểm quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của Pakistan, mở khóa tiềm năng kinh tế bằng cách biến năng lượng dư thừa thành đổi mới, đầu tư và doanh thu quốc tế.

“Pakistan có vị trí độc đáo — cả về mặt địa lý và kinh tế — để trở thành trung tâm dữ liệu toàn cầu. Là cầu nối kỹ thuật số giữa Châu Á, Châu Âu và Trung Đông, Pakistan cung cấp vị trí chiến lược nhất trên thế giới cho luồng dữ liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số”

(Bộ trưởng Tài chính Muhammad Aurangze)

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null