Nỗ lực thu thập, chỉnh lý, số hóa hồ sơ về tài nguyên và môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh cải cách hành chính để quá trình xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 23-12-2023 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thu thập thông tin, dữ liệu TN-MT năm 2024, Trung tâm Công nghệ thông tin đã tham mưu giúp Sở TN-MT ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện về công tác thu thập, chỉnh lý, số hóa hồ sơ tài liệu.

Qua 1 năm triển khai thực hiện, công tác thu thập hồ sơ, tài liệu tại các đơn vị là 27,3/42 m giá (kệ tủ) tài liệu, hồ sơ, đạt 65% khối lượng đã đăng ký trong kế hoạch. Bên cạnh đó, phòng TN-MT cấp huyện cũng đã chủ động tham mưu giúp chính quyền địa phương thực hiện công tác chỉnh lý được 39,2/128,2 m tài liệu, hồ sơ, đạt 30% kế hoạch đã đăng ký.

doan-giam-sat-hdnd-thuc-hien-giam-sat-so-tai-nguyen-va-moi-truong-tinh-ban-dan-toc-tinh-ve-viec-cap-giay-cnqsdd-cho-cac-doi-tuong-duoc-ho-tro-dat-o-nha-o-dat-san-xuat.jpg
Đoàn giám sát HĐND tỉnh thực hiện giám sát Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc tỉnh về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Thanh Quang-Trưởng phòng TN-MT huyện Chư Pưh-cho biết: Năm 2024, Phòng đã thực hiện khối lượng được 1 m tài liệu. Việc xây dựng kế hoạch thu thập, chỉnh lý, số hóa hồ sơ tài liệu về TN-MT là cần thiết và quan trọng, thuận tiện trong công tác quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu về TN-MT, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Đăng-Trưởng phòng TN-MT huyện Phú Thiện-cho biết: Để phục vụ công tác lưu trữ, đơn vị đã đầu tư 1 kệ có chiều dài 3 m, cao 2 m và 12 tủ sắt để sắp xếp hồ sơ, tài liệu. Đồng thời, phân công 1 chuyên viên kiêm nhiệm làm công tác văn thư-lưu trữ để quản lý hồ sơ lưu trữ. Năm 2024, Phòng đã thực hiện được 0,4 m tài liệu, hồ sơ, đạt 40% so với kế hoạch.

“Năm 2025, Phòng phấn đấu thực hiện thu thập 1 m giá tài liệu, hồ sơ. Theo đó, Phòng sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thu thập, quản lý, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu TN-MT. Đồng thời, rà soát tài liệu tồn đọng chưa được chỉnh lý, số hóa”-ông Đăng thông tin.

van-phong-dang-ky-dat-dai-chi-nhanh-dak-po-kiem-tra-ca-cap-gcnqsdd-cho-nguoi-dan.jpg
Nhân viên Văn phòng Đăng ký đất đai-Chi nhánh huyện Đak Pơ kiểm tra hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ cho người dân. Ảnh: L.N

Còn theo ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND Kbang: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng TN-MT, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn về công tác thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu TN-MT.

Hiện nay, Phòng TN-MT đã trang bị giá, kệ 30 m; 5 cái tủ; 5.100 cái bìa; 255 cặp ba dây. Năm 2024, huyện thực hiện công tác thu thập thông tin, dữ liệu TN-MT được 0,8 m tài liệu, hồ sơ, đạt 80% so với kế hoạch. Hồ sơ tồn đọng từ nhiều năm trước chưa được chỉnh lý là 30,5 m tài liệu, hồ sơ.

“Công tác thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu về TN-MT đã góp phần đảm bảo dữ liệu được thu thập chính xác, đầy đủ, có hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản và khai thác, sử dụng tài liệu”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang chia sẻ.

Theo đánh giá của Sở TN-MT, công tác thu thập, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị trực thuộc đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Công tác hướng dẫn lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử, lưu trữ cơ quan được thực hiện thường xuyên và được các đơn vị chú trọng thực hiện nghiêm túc; cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ cho công tác lưu trữ được trang bị tương đối đầy đủ, góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN-MT trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ tốt công tác tra cứu, cung cấp thông tin, dữ liệu TN-MT dễ dàng, thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ lầm lỗi

Vươn lên từ lầm lỗi

(GLO)- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và bằng nghị lực của bản thân, nhiều người đã vươn lên từ quá khứ lầm lỗi, sống có trách nhiệm với gia đình, chăm lo sản xuất, ổn định kinh tế và luôn tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Tiếp tục cụ thể hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Đak Đoa tổ chức 4 đoàn kiểm tra kỷ cương hành chính cơ sở sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đak Đoa tổ chức 4 đoàn kiểm tra kỷ cương hành chính cơ sở sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức 4 đoàn đi kiểm tra việc chấp hành kỷ cương hành chính tại các xã, thị trấn vào ngày 5-2.

Sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân tiếp tục rời quê để trở lại cuộc sống và công việc thường ngày. Ảnh: Đ.L

Trở lại nơi đất khách

(GLO)- Sau thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, các bến xe, sân bay tấp nập người chờ đợi chuyến hành trình trở lại nơi đất khách để mưu sinh, học tập. Trong lòng mỗi người vừa lưu luyến, nghẹn ngào khi phải xa gia đình nhưng cũng chứa những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống tốt đẹp hơn.