Niềm vui nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, người dân buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) rất vui mừng khi Dự án “Nước sạch vùng cao” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Có nguồn nước sạch, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô.

Dự án “Nước sạch vùng cao” do Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 148 triệu đồng do Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation kết nối Công ty Bitis là nhà tài trợ, chịu trách nhiệm thi công. Hệ thống nước sạch tại buôn Ia Rnho có đường ống dẫn nước đến hệ thống lọc nước theo công nghệ RO đặt tại 1 gia đình để bảo vệ, quản lý và vận hành. Nước sạch được cung cấp miễn phí cho các em học sinh, hộ nghèo buôn Ia Rnho. Ngoài ra, người dân có nhu cầu sử dụng sẽ trả mức phí 5 ngàn đồng/bình 20 lít nước.

Hệ thống lọc nước sạch tại buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam

Hệ thống lọc nước sạch tại buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam

Theo anh Kpă Thuy-Phó Bí thư Đoàn xã kiêm quản lý hệ thống lọc nước sạch, nhiều năm nay, bà con luôn mong ước được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Dự án này đã đáp ứng nguyện vọng của dân làng. “Được giao quản lý công trình, hàng ngày, tôi vận hành máy bơm nước từ giếng khoan lên bồn chứa, sau đó bơm vào hệ thống lọc và đóng từng bình để cho người dân sử dụng. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư xe kéo để giao nước tận nhà cho người dân”-anh Thuy chia sẻ.

Anh Kpă Huy cho hay: “Trước đây, người dân trong buôn phải đến các sông suối để lấy nguồn nước mạch về dùng hoặc mua nước bình tại các quán tạp hóa. Nhà tôi có 6 khẩu, bình quân 1 tháng dùng khoảng 40 bình loại 20 lít để vừa uống vừa nấu ăn. Còn tắm giặt thì sử dụng nước giếng. Giờ có dự án nước sạch, tôi đến đây mua nước về sử dụng, giá rẻ hơn một nửa nên mỗi tháng gia đình đỡ được chi phí tiền nước khoảng 200 ngàn đồng”.

Trong khi đó, chị Rơ Lan H'Mloa thì vui vẻ nói: “Ngày trước, muốn có nước sạch để uống và nấu ăn phải đi lấy ở các khe suối xa. Vào mùa khô, người dân phải ra giữa lòng sông để đào hố chờ nước mạch. Để lấy được khoảng 10-20 lít nước về sinh hoạt có khi phải chờ mất cả buổi. Còn chuyện tắm giặt thì thường tranh thủ khi đi làm rẫy. Giờ đây, có dự án nước sạch về buôn, bà con ai cũng mừng vì vừa có nước sạch sử dụng vừa giảm được chi phí”.

Xã Đất Bằng có 4 buôn (Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prong, Ma Giai) với 1.018 hộ, 4.999 khẩu. Trước đây, cứ vào mùa khô, người dân luôn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, các giếng nước cũng bị nhiễm phèn nên không sử dụng để ăn uống được. Hàng năm, UBND xã hỗ trợ người dân đào các hố dưới lòng suối để tìm nguồn nước cho gia súc uống và dùng xe để chở nước sinh hoạt cung cấp cho bà con.

Thời gian gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và các đơn vị tài trợ đã lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt cho người dân như: công trình nước sinh hoạt xã Đất Bằng lấy nước từ công trình thủy lợi Ia Mlah về cho người dân buôn Ia Prong, Ia Rnho; Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai phục vụ nước cho người dân buôn Ma Giai và Ia Rpua; Dự án “Nước sạch vùng cao” tại buôn Ia Rnho.

Người dân mua nước từ dự án nước sạch vùng cao về dùng. Ảnh: Lê Nam

Người dân mua nước từ dự án nước sạch vùng cao về dùng. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương rất mừng khi nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị tài trợ đầu tư các dự án nước sạch cho người dân. Giờ đây, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô, không phải sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm. Các công trình nước sạch đã góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương và góp phần vào việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo đúng kế hoạch.

“Hiện nay, các công trình nước sạch mới cơ bản đáp ứng khoảng 80% nhu cầu dùng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Riêng buôn Ia Rpua vẫn còn khó khăn về nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng nước giếng và lấy nước từ các sông, suối về dùng vì Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai chỉ mới kéo được đường ống chính tới buôn Ia Rpua chứ chưa kéo được hệ thống ống nhánh tới từng hộ gia đình. Dự kiến trong năm nay, UBND huyện sẽ hỗ trợ đầu tư hệ thống ống nước đến từng hộ dân buôn Ia Rpua”-ông Khiết thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ông Amyên (bìa trái)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa) và anh Suinh tưới nước cho vườn cà phê của làng. Ảnh: N.H

Dân làng chung tay gây quỹ phục vụ cộng đồng

(GLO)- Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai gây quỹ bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên quỹ đất công để có kinh phí triển khai các phong trào, hoạt động cũng như đóng góp xây dựng, cải tạo hạ tầng.

Nghĩa tình với người dân vùng khó huyện Kông Chro

Nghĩa tình với người dân vùng khó huyện Kông Chro

(GLO)- Ngày 15-3, tại xã Chơ Glong (huyện Kông Chro), Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, trao nhà tình thương và tặng quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo với kinh phí gần 600 triệu đồng.

Bà H’Kéch là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan. Ảnh: L.H

Siu H’Kéch: “Báu vật ” của buôn làng

(GLO)- Khi số người biết kể sử thi (kể khan) dần trở nên hiếm hoi trong cộng đồng người Jrai thì tại tổ dân phố 12 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), bà Siu H’Kéch vẫn ngày ngày cất lên những giai điệu sử thi hào hùng. Bà là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan.

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thị xã phối hợp với các đơn vị tài trợ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình em Ksor H'Ban. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa quan tâm chăm sóc trẻ em

(GLO)- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em yếu thế luôn được các ban, ngành, đoàn thể thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) quan tâm. Đây là động lực để các em có thêm niềm tin, vững bước vào tương lai.

Giảm tải “ùn tắc” cho bộ phận cấp căn cước, định danh điện tử

Giảm tải “ùn tắc” cho bộ phận cấp căn cước, định danh điện tử

(GLO)- Sau khi thực hiện chủ trương giải thể Công an cấp huyện, toàn tỉnh Gia Lai chỉ còn 1 đầu mối cấp căn cước công dân, định danh điện tử nên dẫn đến tình trạng quá tải. Theo đó, lực lượng Công an đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để giảm tải “ùn tắc”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.