Chuyện nước sinh hoạt một thời ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bây giờ, nước sạch sinh hoạt hầu như tràn trề, cứ mở vòi là có nước. Nhưng một thời, nó khác. Nhớ lại mà không khỏi rùng mình. Nhưng, một thế hệ người dân Pleiku đã sống và vượt qua.

Tôi nhớ, những ngày mùa khô hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Ty Văn hóa Thông tin cho 1 xe kéo téc nước, chả biết lấy ở đâu về, đậu giữa sân. Cán bộ, công nhân viên đang làm việc vội tíu tít tản về các phòng tập thể lấy xô, chậu ra hứng nước. Chúng tôi lững thững mỗi người 1 cái chậu, đủ loại, đa phần là nhỏ bằng... cái xoong, ra lấy nước rồi bê về để trong phòng. Thế là an tâm đánh răng, rửa mặt mấy ngày. Tuần mới tắm 1 lần thì ra cái nhà tắm trên đường Nguyễn Du hoặc Phan Bội Châu, mỗi lần mấy đồng gì đấy, tắm thoải mái.

Ở khu tập thể Ty Văn hóa Thông tin thời ấy có cái giếng, sâu khoảng 60-70 m. Khi có vợ, mỗi ngày, trách nhiệm của tôi là gánh 1 gánh nước đổ vào thùng phuy, cả nhà trông vào thùng nước đó. Nước máy có, nhưng thường nửa đêm mới chảy. Vợ sinh, cứ nửa đêm, tôi bê chậu quần áo to tổ bố ra cái vòi nước công cộng đầy muỗi, con nào con nấy như con... ruồi, rồi giặt.

Năm 1994, khu tập thể giải tỏa. Tôi kiếm được miếng đất là nhà tôi bây giờ, làm nhà. Việc đầu tiên là lên Đoàn Đam San năn nỉ mượn cái téc nước. Ngày ấy, nước chảy 1 tuần 1 lần, không có téc chứa nước thì không thể làm nhà.

Mỗi gia đình ngày đó đều ngất nghểu 1 bể xi măng trên mái. Nhà tôi làm kiểu nên gọi ông thợ nề tới, nói như thế như thế, là ông ấy làm, chả thiết kế gì, móng sơ sài mà không có trụ, tường lại mỏng. Vậy nên, cái bể nước trên mái rất chênh vênh. Một thời gian, tôi phát hiện nhà nứt. Tái mặt, vì cái bể nước hàng tấn trên ấy, nó mà xé rách tường sụp xuống thì tiêu. Còn chưa kể, cái bể đậy bằng tôn, bụi và rêu bẩn là tất nhiên, thi thoảng leo lên vớt... gián. Có hôm tắm cứ nghe mùi thum thủm, leo lên thấy một ông chuột chết trương phình từ hồi nào.

Sau này, 1 tuần 2 lần nước chảy, rồi 2 ngày/lần. Cho nên, vào lúc sáng sớm hay gặp một công nhân nhà máy nước đạp xe trên vai vác 1 cái mở van nước, nhìn hơi giống cái kích ô tô. Đồ dùng mở nước và đóng nước đấy. Thấy ông ấy đi tới đâu thì xóm ấy vỡ òa hạnh phúc hay thở dài ngao ngán.

Cũng có nhiều gia đình thì... chấp nước máy, chơi hẳn cái giếng. Có khi ở ngay trong nền nhà, nhưng đa phần là đào giếng sau nhà hoặc ngoài hiên. Gắn cái máy bơm nữa, rung đùi coi thường... nhà máy nước. Nhưng món bơm này lại liên quan tới điện. Điện cúp là coi như... đi tong. Mà chuyện cúp điện hồi ấy, có khi còn đều hơn việc ăn sáng mỗi ngày.

Trong 3 “anh” liên quan mật thiết tới đời sống người dân ngày ấy, rất độc quyền, vì cung không đủ cầu là điện, bưu điện và nước thì nước có vẻ lép vế hơn dù hết sức quan trọng. Có lẽ do rẻ nhất. Tiền nước luôn là mục thấp nhất trong chi tiêu cố định của mỗi gia đình hàng tháng. Bí quá có thể lấy xe đạp cột cái thùng đằng sau, đi một lát chở về thùng nước xin ở đâu đấy, dùng đỡ cũng được vài ngày. Hoặc mượn đoạn ống nhựa, rồi xin nhà ai đấy, có giếng càng tốt, kéo về. Hoặc như tôi thì, đi gánh.

Thì nói về chuyện gánh nước. Hồi ấy, Pleiku có mấy người gánh nước thuê, chính xác là gánh nước về bán. Tôi không nhớ bao nhiêu tiền 1 gánh, nhưng nhà nào bí thì gọi họ. Hai người tôi quen và nhớ là anh Nhân, một người rất khỏe, một buổi gánh 20 gánh nước là thường. Người thứ 2 là chị Hơ Blơng, nguyên là diễn viên Đoàn Văn công Tây Nguyên, sau về Đội Thông tin tuyên truyền thuộc Ty Văn hóa Thông tin. Sau khi về hưu, chị chuyên gánh nước thuê. Nhà tôi thi thoảng cũng nhờ chị.

Độc quyền nên cũng có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Hồi xây nhà, tôi phải mua ống nước rồi nhờ, chính xác là thuê, công nhân nhà máy nước kéo từ ống chính xuống, cả trăm mét, đắt lè lưỡi. Rồi có khi, cái đồng hồ nó cứ quay tít mù mà mình chả mở giọt nước nào. Được vạ thì má sưng, cãi thì... cúp nước. Đồng hồ thì của nhà máy nước, nhưng mình trả tiền và tự bảo quản, mất thì tự chịu và quy là... trộm nước. Chưa kể, lâu lâu, nước lại đen như bùn, báo hại phải lên súc bể, mà mỗi lần súc bể là tốn cả công và của. Cũng có không ít gia đình, để nước lên được bể, vẫn phải dùng máy bơm tiếp sức.

 

 HOÀNG HƯƠNG GIANG

 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.