Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5-2018

Từ tháng 5-2018, doanh nghiệp nhà nước mua xe cũng phải qua đấu thầu; giả mạo chứng chứng từ kế toán bị phạt đến 30 triệu đồng...
Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5-2018 ảnh 1
Doanh nghiệp nhà nước mua xe cũng phải qua đấu thầu
Khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả mua xe), doanh nghiệp Nhà nước cũng phải thực hiện đấu thầu là nội dung quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, có hiệu lực từ 1-5-2018.
Cũng theo Nghị định, doanh nghiệp Nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm…
Đối với các dự án doanh nghiệp Nhà nước là chủ đầu tư đang triển khai hoặc xây dựng dang dở được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu, phân phối điện, bán buôn xăng dầu, vận tải đường sắt… sẽ không được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp kể từ thời điểm 1/5/2018.
Giả mạo chứng chứng từ kế toán bị phạt đến 30 triệu đồng 
Nghị định 41 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực từ ngày 1-5.
Theo Nghị định này, những hành vi sau bị xử phạt tiền từ 20-30 triệu đồng: Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh...
Ngoài ra, nếu cá nhân tẩy xoá chứng từ kế toán cũng sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Giảm 20% giá cước các mạng điện thoại di động
Sau đợt khuyến mãi 50% giá cước lần cuối vào tháng 3, bắt đầu từ ngày 1-5, các nhà mạng sẽ đồng loạt giảm 20% giá cước cuộc gọi.
Thông tư 48 của Bộ Thông tin truyền thông quy định về giá cước điện thoại có hiệu lực từ 1-5.
Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5-2018 ảnh 2
Theo đó, giá cước kết nối cuộc gọi giữa hai mạng thông tin di động được giảm từ 500 đến 550 đồng/phút còn: 400 đồng/phút đối với mạng di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội; 440 đồng/phút đối với mạng di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, MobiFone, Vietnammobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu.
Ngoài ra, giá cước kết nối cuộc gọi thoại từ mạng nội hạt vào mạng di động giảm còn 320 đồng/phút (Quy định hiện nay là 415 đồng/phút).
Tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt đến 100 triệu
Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi ngày 21/03/2018 bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định 48 chỉ rõ: Phạt tiền từ 90 triệu-100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.
Đặc biệt, hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu - 50 triệu đồng.
Riêng với hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều, là 60 triệu - 70 triệu đồng, thay vì chỉ từ 10 triệu - 20 triệu đồng như trước.
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải dựa vào giá thị trường
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải dựa vào giá thị trường là nội dung được quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với tài sản không phải là hàng cấm còn phải dựa vào: Giá do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có); Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
Với tài sản là hàng cấm, phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác; Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm; Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này…
Nghị định có hiệu lực ngày 1-5-2018.
Ngoài ra, còn có quy định: Nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng; Phối hợp xử lý vi phạm trong nghiên cứu khoa học trên vùng biển; Tiêu chuẩn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không; Giảm thời hạn phải lưu trữ nhật ký hành trình tàu bay còn 12 tháng; Tiêu chí xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục… cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 5-2018.
Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5-2018 ảnh 3
Cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội
Theo Quyết định 18/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, các khoản cho vay được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đủ các điều kiện: Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng; Đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích; Là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.
Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách Nhà nước cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo chương trình nhà ở là 3%, áp dụng giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 20-5-2018, áp dụng cho các khoản giản ngân vốn vay từ ngày 10-12-2015.
Minh Khánh/VTCNews

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giám sát, đánh giá Dự án 8

Tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giám sát, đánh giá Dự án 8

(GLO)-

Trong 2 ngày 23 và 24-3, Hội LHPN huyện Chư Prông tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và thực hiện giám sát, đánh giá Dự án 8” về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, từ 2021-2025).

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: Hiệu quả, thiết thực

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: Hiệu quả, thiết thực

(GLO)- Ngày 22 và 23-3, Báo Gia Lai đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê và Ayun Pa. Hoạt động này thu hút sự tham gia của hơn 80 học viên là cán bộ, chuyên viên, phóng viên, kỹ thuật viên, công chức văn hóa-xã hội… thuộc các đơn vị, địa phương khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh.

Trao giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm Phật giáo cho 26 vị tăng, ni

Trao giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm Phật giáo cho 26 vị tăng, ni

(GLO)- Ngày 23-3, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức lễ trao giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm cho tăng ni của tỉnh. Tham dự lễ có các ông: Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Rơ Chăm La Ni-Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Hồ Hải Tần-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; đại diện một số cơ quan, ban ngành của tỉnh và TP. Pleiku.

Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh dự kiến diễn ra vào quý III-2023

Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh dự kiến diễn ra vào quý III-2023

(GLO)- Ngày 22-3, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai khóa I (nhiệm kỳ 2018-2023) đã tổ chức hội nghị lần thứ 6 nhằm triển khai nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân năm 2023. Ông Lâm Thế Tổng-Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành khóa I.

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Chiều 21-3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và CNCH, phòng-chống tội phạm cho 60 hộ dân là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh và kết hợp nhà ở trên địa bàn xã Trà Đa.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

(GLO)- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phát động cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”. Đây là chủ đề truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phụ nữ tỉnh Gia Lai bởi trước đó, nhiều dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được đánh giá cao đều dựa trên tài nguyên bản địa.

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

(GLO)- Chi hội là nơi kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Với mục tiêu xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng biên giới hoạt động vững mạnh, hiệu quả, nhiều giải pháp, cách làm hay được cán bộ Hội chia sẻ từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương.

Hàng ngàn nông dân Đức Cơ thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Hàng ngàn nông dân Đức Cơ thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

(GLO)- Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi giúp hàng ngàn hộ dân đầu tư sản xuất, kinh doanh, có thu nhập ổn định; qua đó, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Mẹ mù lòa, con nguy cơ thất học

Mẹ mù lòa, con nguy cơ thất học

(GLO)- Thương mẹ bị mù lòa, em Ksor Hương (lớp 12A1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tự dặn với lòng sẽ gác lại ước mơ bước vào giảng đường đại học, tham gia học nghề sửa xe máy để có tiền trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho mẹ.

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ năm 2022 đến nay, phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận với các nguồn thông tin bổ ích để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.