Nhộn nhịp những chuyến rau quả đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày đầu năm mới, không khí tại các vùng chuyên canh rau củ quả của tỉnh Gia Lai trở nên nhộn nhịp. Nông dân các địa phương đang tất bật thu hoạch những lứa rau trồng vào thời điểm trước Tết để cung ứng kịp thời cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Qua khảo sát tại vùng chuyên canh huyện Đak Pơ và TP. Pleiku, từ Tết Nguyên đán đến nay, giá rau củ quả tại ruộng biến động hàng ngày. Một số loại giá tăng so với thời điểm trước Tết như: hành lá 7.000 đồng/kg, bắp sú 7.000 đồng/kg, cải ngọt 6.000 đồng/kg. Còn khổ qua, dưa leo, cà chua, đậu cô ve… giá giảm nhẹ so với trước Tết.

Người dân thôn 2 (xã An Phú, TP. Pleiku) thu hoạch xà lách. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân thôn 2 (xã An Phú, TP. Pleiku) thu hoạch xà lách. Ảnh: Nguyễn Diệp


Ông Nguyễn Kim Hùng (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku) cho hay: “Từ sáng mùng 1 Tết đến nay, thương lái đặt vườn nhà tôi từ 1.000 đến 1.500 bó rau diếp cá/ngày. Vì vậy, dịp Tết vừa qua, gia đình tôi vừa thu hoạch, vừa vui xuân. So với các loại rau củ quả khác thì rau diếp cá thu hoạch quanh năm, giá luôn ổn định chứ không tăng cao hay giảm đột ngột. Với 1,5 sào rau diếp cá, mỗi tháng, tôi thu nhập được hơn 10 triệu đồng”.

Không chỉ nông dân trồng rau, các đơn vị cung ứng cũng bắt đầu ra quân thu hoạch sớm nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời cho người tiêu dùng. Từ chiều mùng 3 Tết, hơn 2 tấn rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) đã được công nhân thu hoạch theo đúng quy trình rồi vận chuyển cung ứng cho các siêu thị tại TP. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku và Kon Tum. Giám đốc Công ty Nguyễn Ngọc Hoàng cho biết: “Sáng mùng 3 Tết, gần 100 công nhân bước vào thu hoạch các loại rau củ quả để cung cấp chuyến hàng đầu tiên trong năm mới cho các siêu thị tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đến nay, mỗi ngày, Công ty đều có 5 chuyến xe vận chuyển 4,5-5 tấn rau củ quả cho các siêu thị. Nhờ việc lưu thông thuận lợi hơn năm trước nên giá các loại rau củ quả ổn định, việc tiêu thụ cũng khả quan”.

Tại huyện Đak Pơ, từ mùng 2 Tết, nông dân cũng bắt đầu thu hoạch rau củ quả để Hợp tác xã dịch vụ vận tải Đak Pơ vận chuyển đi các tỉnh miền Trung tiêu thụ. Ước tính mỗi ngày, Hợp tác xã cung cấp khoảng 60 tấn rau củ quả các loại ra thị trường này. “Cuối năm 2021, Hợp tác xã đã tiếp nhận nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đak Pơ”. Vì vậy, để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm rau, chúng tôi đang tập trung kiểm tra mẫu đất, nước sản xuất, thiết kế bao bì, nhãn mác phù hợp, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân”-Giám đốc Hợp tác xã Lê Trường Hải cho hay.

Nông dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu hoạch hành lá. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nông dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu hoạch hành lá. Ảnh: Nguyễn Diệp


Không chỉ mặt hàng rau củ quả được thu hoạch, xuất bán sớm, người trồng chanh dây tại các địa phương trong tỉnh cũng tranh thủ thu hái để cung cấp cho đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh. Ông Bùi Đắc Dũng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho hay: “Để lấy may đầu năm, sáng mùng 4 Tết, tôi cùng vợ tranh thủ hái lứa chanh dây đầu tiên được gần 30 kg, đại lý thu mua chanh “múc” với giá 12 ngàn đồng/kg. Mong sao trong những ngày tới, giá chanh dây tăng trở lại như trước Tết khoảng 14.000-15.000 đồng/kg để người dân có nguồn thu nhập cao hơn trong năm 2022”.

Bà Ninh Thị Hậu-chủ cơ sở thu mua chanh dây Ninh Hậu (tổ 7, thị trấn Ia Kha) bộc bạch: “Tôi thu mua chanh dây đã hơn 10 năm. Đã thành thông lệ, vào sáng mùng 4 Tết, tôi bắt đầu thu mua của người dân trong vùng và các đại lý khác trong tỉnh. Những ngày đầu, cơ sở thu mua bình quân khoảng hơn 10 tấn quả để cung ứng cho các công ty chế biến. Hiện tại, giá chanh “múc” khoảng 13.000 đồng/kg. Dự kiến từ mùng 10 tháng Giêng trở đi, giá chanh dây sẽ tăng trở lại do các công ty chế biến bắt đầu hoạt động. Từ đó, người trồng chanh dây cũng có nguồn thu nhập, yên tâm đầu tư sản xuất”.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.