Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Giúp hộ nghèo an cư

Theo Ban Dân tộc tỉnh, triển khai thực hiện Dự án 1, tổng nhu cầu hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất giai đoạn 2021-2025 của cả tỉnh là 11.467 hộ. Trong đó, có 2.545 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, 6.727 hộ có nhu cầu hỗ trợ nhà ở và 2.196 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất. Đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất giai đoạn 2021-2025 theo khả năng huy động vốn trên địa bàn tỉnh là 4.873 hộ (117 hộ hỗ trợ đất ở; 4.641 hộ hỗ trợ nhà ở; 115 hộ hỗ trợ đất sản xuất). Kết quả, đến nay, các địa phương đã triển khai hỗ trợ được 1.723 hộ, trong đó có 32 hộ được hỗ trợ đất ở, 1.576 hộ được hỗ trợ nhà ở và 115 hộ được hỗ trợ đất sản xuất.

ba-ro-lan-o-lang-thung-xa-ia-kly-bia-trai-ben-ngoi-nha-moi-duoc-nha-nuoc-ho-tro-xay-dung-nam-2023.jpg
Bà Rơ Lan Ó (bìa trái, làng Thung, xã Ia Kly) bên ngôi nhà mới được Nhà nước hỗ trợ xây dựng vào năm 2023. Ảnh: Lê Nam

Tại huyện Chư Prông, từ năm 2022-2024 đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 250 căn nhà cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, còn 122 căn nhà đang triển khai khai phần móng và chờ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và ngân hàng sẽ hoàn thành cuối năm 2024.

Gia đình bà Rơ Lan Ó (làng Thung, xã Ia Kly) được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 40 triệu đồng, cộng với gia đình góp thêm 25 triệu đồng đã xây dựng ngôi nhà xây kiên cố với diện tích 50 m2 vào năm 2023. Bà Ó cho hay: “Gia đình tôi thiếu đất sản xuất, chồng và con trai bị bại liệt nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí làm nhà, gia đình tôi rất cảm kích và sẽ cố gắng vươn lên trong cuộc sống”.

Tương tự, tại huyện Ia Pa, từ năm 2022-2024 cũng đã triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho 109 hộ nghèo DTTS. Chị Ksor H’Lôk (làng Blôm, xã Kim Tân, huyện Ia Pa)-phấn khởi nói: “Gia đình tôi nhiều năm sống trong căn nhà sàn chật hẹp, không đảm bảo an toàn mỗi khi mưa bão. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, năm 2023, tôi làm được căn nhà sàn trị giá hơn 80 triệu đồng”.

Theo ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa): “Để triển khai hiệu quả chương trình, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng rà soát tình trạng nhà ở, điều kiện phát triển kinh tế của các hộ nghèo và nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con. Với phương châm công khai, minh bạch, các thôn, làng đã tổ chức họp để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp để hỗ trợ trước”.

chi-ksor-hlok-lang-blom-xa-kim-tan-ben-ngoi-nha-san-bang-go-lam-nam-2023-tu-nguon-kinh-phi-ho-tro-cua-nha-nuoc-44-trieu-dong-va-vay-ngan-hang-40-trieu-dong.jpg
Chị ksor H’Lôk-làng Blôm (xã Kim Tân) bên ngôi nhà sàn bằng gỗ làm năm 2023 từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước 44 triệu đồng và vay ngân hàng 40 triệu đồng. Ảnh: Lê Nam

Có thể thấy, chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Nhiều khó khăn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

doan-giam-sat-hdnd-tinh-giam-sat-tai-thi-xa-ayun-pa-ve-viec-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-cho-cac-doi-tuong-duoc-ho-tro-dat-o-nha-o-dat-san-xuat-thuoc-chuong-trinh-mtqg-phat.jpg
Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Thực hiện Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2022 đến 2024, thị xã Ayun Pa đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 2 hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở cho 32 hộ nghèo trên địa bàn. Ông Phan Văn Minh-Trưởng phòng Dân tộc thị xã-cho biết: Trong quá trình triển khai Dự án 1, thị xã chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho các hộ nghèo được hỗ trợ về đất ở, nhà ở. Nguyên nhân là vì các trường hợp được hỗ trợ nhà ở xây dựng trên nền đất của cha mẹ cho, trong khi đất chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Ngoài ra, người DTTS khi cho con đất không có văn bản rõ ràng nên quá trình hoàn thiện hồ sơ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan còn nhiều bất cập. “Địa phương cũng kiến nghị với UBND tỉnh để đề xuất với Trung ương có cơ chế đặc thù đối với việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để đảm bảo cho các hộ này có giấy CNQSDĐ khi được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất"-ông Minh thông tin thêm.

Tổng kinh phí được phân bổ từ 2022-2024 của Dự án 1 là hơn 219,2 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 55 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ hơn 63 tỷ đồng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội gần 101,2 tỷ đồng). Tính đến ngày 30-9-2024 giải ngân được gần 169,2 tỷ đồng, đạt 77,18% so với kế hoạch (ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 37,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ hơn 30,9 tỷ đồng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội hơn gần 101,2 triệu đồng).

Tương tự, tại huyện Kbang, giai đoạn 2021-2025, qua rà soát toàn huyện có 128 hộ có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở, 77 hộ về đất ở, 122 hộ về đất sản xuất. Đến nay, UBND huyện đã hỗ trợ xây nhà ở cho 68 hộ. Đồng thời, huyện đã thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11 hộ được hỗ trợ nhà ở, còn 57 hộ đang thực hiện thủ tục cấp giấy CNQSDĐ. Ông Lê Thanh Sơn-Phó chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Thực hiện Dự án 1, trên địa bàn còn gặp khó khăn trong việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ nhà ở. Nguyên nhân cấp giấy CNQSDĐ chậm do các hộ được hỗ trợ nhà ở chủ yếu xây dựng trên đất do cha mẹ tặng cho, trong khi đất của cha mẹ vẫn chưa có giấy CNQSDĐ. Ngoài ra, hộ được hỗ trợ phần lớn là hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống còn khó khăn, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, các hộ còn hạn chế về nhận thức nên ít quan tâm hoặc không thực hiện một số quy định về pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Một khó khăn khác là trên địa bàn các xã không còn quỹ đất nên việc triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng khó thực hiện được.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.