Nhân rộng các mô hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục triển khai các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Theo đó, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa trong thực hiện phong trào; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng vùng đồng bào dân tộc, địa phương.

Việc tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang cần phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp. Ảnh: P.V

Việc tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang cần phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp. Ảnh: P.V

Đồng thời, xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm. Các gia đình đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, gắn với việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Lồng ghép hiệu quả với phong trào TDĐKXDĐSVH, các phong trào thi đua tại địa phương, đơn vị và với việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới, việc tang.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hướng dẫn tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, đề xuất các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục; tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những mô hình tổ chức việc cưới, việc tang văn minh, tiến bộ; xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, trong đó có nội dung về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan hướng dẫn xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước có nội dung về việc cưới, việc tang.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động nêu gương mô hình tốt, cách làm hay; phê phán những hành vi, biểu hiện tiêu cực, trái với thuần phong mỹ tục trong việc cưới, việc tang.

Ban Chỉ đạo tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; chú trọng công tác giám sát và phản biện xã hội; phát huy vai trò người đứng đầu, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, dòng họ... Lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào các cuộc vận động, phong trào thi đua khác.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.