Ngụy trang tàu cá gây rối: Thách thức an ninh hàng hải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo South China Morning Post, bản báo cáo vừa công bố của lực lượng tuần duyên Mỹ đã lên án hành động sử dụng chiến thuật gây hấn và đánh bắt cá trái phép của đội tàu cá có vũ trang của Trung Quốc tại các vùng biển không thuộc chủ quyền của nước này. Bản báo cáo nhận định, hành động trên là một phần trong kế hoạch ép buộc các nước ủng hộ chiến lược hàng hải dài hạn của Trung Quốc.

 
Hải quân Ecuador giám sát tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Galapagos
Hải quân Ecuador giám sát tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Galapagos



Gây bất ổn

Theo báo cáo trên, Trung Quốc sử dụng đội tàu cá có vũ trang như lực lượng dân quân biển, với số lượng ước tính hơn 3.000 tàu, đang thực hiện các hành vi gây hấn như ép buộc và xua đuổi ngư dân của nhiều nước khỏi ngư trường truyền thống. Theo thống kê năm 2019 của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), tàu cá Trung Quốc đã thực hiện nhiều vụ khai thác hải sản bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của những nước ven biển trên khắp thế giới, từ phía Tây và Trung Thái Bình Dương đến bờ biển châu Phi và Nam Mỹ.

Báo cáo cũng cho biết kế hoạch của tuần duyên Mỹ trong việc tăng cường hoạt động chống lại đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, ước tính có gần 17.000 tàu. Trong số đó, hơn 12.000 tàu cá Trung Quốc hoạt động trong các vùng biển không thuộc Trung Quốc.

Báo cáo nhấn mạnh, lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ làm sáng tỏ hoạt động của những kẻ vi phạm trật tự dựa trên quy tắc quốc tế. Các quốc gia vô trách nhiệm nhắm mắt làm ngơ trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và thiếu kiểm soát sẽ bóp méo thị trường, thách thức an ninh và thịnh vượng, đồng thời gây bất ổn trên toàn cầu. Việc công bố bản báo cáo trên cho thấy lực lượng tuần duyên Mỹ đang thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn đối với Trung Quốc.

Tuần duyên Mỹ gần đây tăng cường hoạt động ở những vùng biển gần Trung Quốc, bao gồm diễn tập trên Biển Đông và phối hợp thực hiện các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải cùng hải quân ở eo biển Đài Loan.

Tàn phá hệ sinh thái biển

Từ năm 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến lực lượng dân quân biển trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc. Theo đó, Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu cá để xâm lấn các vùng biển nhằm thực thi yêu sách chủ quyền phi lý. Nhờ sự hậu thuẫn của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc, các tàu mạnh tay trong việc đánh bắt xa bờ tại các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

Nghiên cứu gần đây cho thấy Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động đánh bắt, chẳng hạn như miễn thuế, hỗ trợ tiền mua nhiên liệu, tổng cộng khoảng 16,6 tỷ USD/năm.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), Trung Quốc chiếm khoảng 15% sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới vào năm 2018. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc cung cấp số lượng hải sản đánh bắt đang gặp nhiều chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Đáng lo ngại là nhiều tàu cá Trung Quốc là tàu lưới kéo. Loại tàu này bị cấm trong lãnh hải của Trung Quốc và là loại tàu gây hại nặng nề đến hệ sinh thái biển.

Ông Steve Trent, Giám đốc điều hành của Quỹ Công lý Môi trường, cho biết nếu không có hệ thống quản trị đại dương toàn cầu để đảm bảo việc Trung Quốc tuân thủ luật pháp, trữ lượng cá của thế giới sẽ tiếp tục giảm mạnh. Trung Quốc là quốc gia góp phần lớn nhất vào cuộc khủng hoảng nghề cá toàn cầu vì có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới. Trong bảng chỉ số đánh bắt bất hợp pháp (IUU) năm 2019 của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Trung Quốc được xếp hạng là quốc gia có điểm thấp nhất.

Theo THANH HẰNG tổng hợp/SGGPO
 

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.