Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3 là một ngày khá đặc biệt trên toàn thế giới, được 193 nước ủng hộ nhằm thúc đẩy những điều tích cực được lan tỏa khắp hành tinh, trong đó có Việt Nam.

Vào tháng 6.2012, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3 tại một hội nghị của Liên hiệp quốc về vấn đề này.

Cho đến nay, có tổng cộng 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc bắt nguồn từ nước Bhutan, đây là một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, và là nơi mà cuộc sống của người dân luôn hạnh phúc. Chỉ số hạnh phúc sẽ được dựa trên những tiêu chí sau để đánh giá: Sức khoẻ, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Khẩu hiệu cho ngày Quốc tế Hạnh phúc được Bhutan lựa chọn đó là: "Hạnh phúc tự nhiên cho Dân tộc".

Về lí do tổ chức Liên hiệp quốc chọn ngày 20.3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, bởi đây là ngày xuân phân - ngày đặc biệt nhất trong năm. Vào ngày này, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài ngày và đêm bằng nhau đại diện cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Điều này cũng là biểu tượng cho sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Với sự đặc biệt đó, ngày Quốc tế Hạnh Phúc truyền tải thông điệp về việc: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Liên Hiệp quốc đã tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc đầu tiên vào ngày 20.3.2013 với thông điệp chính được phát động trên toàn thế giới: “Hãy hành động vì hạnh phúc”.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc là để cả thế giới cùng biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tích cực trong việc hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc cùng nhiều hoạt động hưởng ứng với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”.

 

https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/nguon-goc-va-y-nghia-ngay-quoc-te-hanh-phuc-203-889256.ldo

Theo LÂM ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.