Người gìn giữ tình đoàn kết buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ông Lick (66 tuổi, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là người sống gương mẫu và có khả năng hòa giải nên được bà con bầu làm già làng 14 năm nay.

Với cách ăn nói khéo léo, có lý có tình trong hòa giải, nhanh nhẹn, tích cực trong công tác dân vận, ông Lick đã góp nhiều công sức vun đắp tình làng nghĩa xóm, xây dựng mối đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Từ năm 2009 đến nay, trong vai trò già làng, ông Lick đã tham gia hòa giải rất nhiều vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp lớn nhỏ trong làng. Từ chuyện trong gia đình, vợ chồng, anh em đến chuyện hàng xóm tranh chấp đất đai, thanh niên các làng đánh nhau, giết người do nghi thư, ma lai... ông đều làm tròn trọng trách của người “trông coi” việc làng.

Điển hình như vụ thanh niên người Bahnar và Jrai ở làng Piơm và làng Thung Dôr (xã An Phú, TP. Pleiku) vì hiềm khích nhau đã gây ra án mạng vào năm 2009. Những ngày đầu xảy ra án mạng, khi cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, mối quan hệ giữa thanh niên 2 làng rất căng thẳng, gần như là thù địch. Sợ hai bên trả thù lẫn nhau, ngày đêm ông cùng các thành viên tổ hòa giải trong làng chạy ngược, chạy xuôi tìm cách gặp gỡ, chuyện trò, dàn xếp đến khi mọi việc được ổn thỏa.

Ông Lick trò chuyện với người dân làng Piơm, thị trấn Đak Đoa. Ảnh: A.D

Ông Lick trò chuyện với người dân làng Piơm, thị trấn Đak Đoa. Ảnh: A.D

Vất vả là vậy nhưng “thù lao” ông nhận được mỗi khi hòa giải thành công chỉ vài trăm ngàn đồng hoặc là “ché rượu cần, con gà” như lời ông nói, thậm chí chỉ là những lời khen tặng, cùng tràng pháo tay của bà con dành cho. Nhưng ông vẫn rất “ưng cái bụng” vì “đã đem lại sự hòa thuận, tình đoàn kết cho dân”.

Già làng Lick nói: “Điều quan trọng là giúp cho mọi người đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều vụ xích mích lớn nhỏ các làng Jrai, Bahnar khi bà con nhờ, tôi đều đến hòa giải. Thực ra thì tôi cũng không tài giỏi gì đâu nhưng vì bà con tin tưởng, tìm đến nhờ cậy thì phải cố gắng làm, bất kể làng gần, làng xa”.

Đặc biệt, khi biết bọn FULRO sống lưu vong ở nước ngoài xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước ta, kích động người dân biểu tình nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, già làng Lick rất phẫn nộ. Ngay làng Piơm cũng có một số người nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu gây mất đoàn kết.

Bằng kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong cuộc sống, ông đã đến từng nhà phân tích, chỉ rõ điều hay, lẽ phải cho người dân, khuyên bảo bà con không nghe, không tin, không làm theo lời kẻ xấu dụ dỗ, kích động; không làm những việc sai trái với pháp luật. Đồng thời, tuyên truyền giúp bà con hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước.

Già Lick tâm sự: “Làng Piơm có đồng bào Bahnar, Jrai, Kinh cùng chung sống. Vì vậy, phải giữ vững tình đoàn kết, không phân biệt, chia rẽ. Trước đây, có kẻ xấu tìm cách lôi kéo người dân theo Ksor Kơk, theo “Tin lành Đê ga” chống phá Nhà nước gây mất trật tự, tôi đã khuyên bảo bà con không tin lời kẻ xấu, hãy đoàn kết một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Bây giờ, cuộc sống của bà con đã ổn định, trong làng nhà nhà có xe gắn máy, xe công nông, một số nhà khá giả đã có xe ô tô, nhà xây khang trang, sạch đẹp”. Già làng Lick còn là gương điển hình trong lao động sản xuất tại địa phương. Hàng năm, gia đình ông có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng.

Có một vị già làng tận tâm, trách nhiệm, tài giỏi là điều rất tự hào đối với người dân. Ông Dưnh tự hào nói: “Già làng Lick là người rất uy tín, được bà con tin yêu. Ông nói giỏi cả tiếng Bahnar và Jrai. Khi tham gia hòa giải cho người Jrai thì nói tiếng Jrai, hòa giải cho người Bahnar thì nói tiếng Bahnar. Từ trước đến nay, mọi chuyện lớn nhỏ trong làng hay ở các làng khác có vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp thì đều nhờ ông Lick tới phân xử. Trong quá trình hòa giải, ông phân tích rõ phải-trái, đúng-sai, thấu tình đạt lý; đồng thời còn khuyên nhủ bà con sống đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau và chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, ai ai cũng tôn trọng ông”.

Còn đối với ông Lick, việc chứng kiến người dân sống đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, không làm điều sai trái là niềm vui lớn nhất. Những đóng góp của ông cho khối đại đoàn kết dân tộc cũng như công tác hòa giải cơ sở đã được các cấp chính quyền địa phương ghi nhận và tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.