Người dân sinh sống gần rừng có điều kiện cải thiện sinh kế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Năm 2021, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), góp phần quan trọng vào việc quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm và sinh kế bền vững cho người dân. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh về những thông tin liên quan.
* P.V: Ông có thể cho biết những giải pháp đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh triển khai để hoàn thành công tác thu, chi tiền DVMTR trong năm 2021?
Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Ông Nguyễn Xuân Thưởng. Ảnh: Minh Nguyễn
- Ông NGUYỄN XUÂN THƯỞNG: Năm 2021, nguồn thu tiền DVMTR ước đạt 140 tỷ đồng, đạt 147,3% kế hoạch, bằng 158,95% so với năm 2020. Ngoài giải ngân 121,8 tỷ đồng cho các chủ rừng và UBND cấp xã, Quỹ còn hỗ trợ 300 triệu đồng từ nguồn kinh phí DVMTR cho UBND thị xã An Khê trồng cây phân tán, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh. Công tác kiểm tra, giám sát, truyền thông chính sách và các kế hoạch khác đều đạt so với kế hoạch đề ra.
Để đạt được những kết quả như trên trong tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, Quỹ đã linh động triển khai nhiều phương án, chủ động triển khai kế hoạch thu, chi tiền DVMTR năm 2021 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 04/QĐ-UBND ngay từ đầu năm; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình phê duyệt các nhiệm vụ chi tiền DVMTR năm 2021 của các chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đơn vị cũng huy động nguồn thu DVMTR qua việc ký kết mới 1 hợp đồng ủy thác chi tiền DVMTR nội tỉnh cho Nhà máy thủy điện Ia Grăng 1 với Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà-Ia Grăng. Triển khai các giải pháp trong quản lý việc chấp hành kê khai, nộp tiền DVMTR đối với các đơn vị sử dụng DVMTR lưu vực nội tỉnh, không để xảy ra nợ đọng, dây dưa, kéo dài; đồng thời, thường xuyên liên hệ với Quỹ Trung ương điều phối tiền DVMTR các lưu vực liên tỉnh, kịp thời giải ngân tiền DVMTR cho bên cung ứng đúng tiến độ thu. Thanh toán, giải ngân tạm ứng tiền DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức nhà nước và UBND cấp xã đúng tiến độ. Thực hiện công khai, minh bạch, kịp thời kết quả chi trả tiền DVMTR đến các bên liên quan... Qua đó, kịp thời phát hiện, chỉ ra những tồn tại, thiếu sót và yêu cầu các đơn vị kịp thời khắc phục, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách cũng được triển khai đa dạng hoạt động, phong phú về hình thức. Với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, chính sách triển khai chi trả tiền DVMTR đã đạt các kết quả cao hơn mong đợi.
Qua gần 10 năm triển khai chính sách chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh, đến nay, chính sách đã từng bước đi vào đời sống, nguồn thu từ DVMTR giúp các chủ rừng có thêm nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, cải tạo chất lượng rừng, giảm số lượng vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là người dân sinh sống gần rừng có điều kiện cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Ông Nguyễn Xuân Thưởng (bìa trái)-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trao đổi với người dân nhận khoán về tình hình chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Ông Nguyễn Xuân Thưởng (bìa trái)-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trao đổi với người dân nhận khoán về tình hình chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
* P.V: Mới đây, tỉnh đã công bố kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong việc xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh, thưa ông?
- Ông NGUYỄN XUÂN THƯỞNG: Ngày 23-8-2021, UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai chính sách chi trả tiền DVMTR. Đây là căn cứ pháp lý và cũng là cơ sở dữ liệu để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh dùng bản đồ kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng đối sánh với bản đồ chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh được phê duyệt để xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh; xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR của từng chủ rừng cụ thể đến từng nhà máy sử dụng DVMTR (nhà máy thủy điện, nước sạch).
Theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 723.156,38 ha, diện tích có rừng là 631.281,09 ha (trong đó 478.810,19 ha rừng tự nhiên, 152.470,9 ha rừng trồng). Đồng thời, giai đoạn 2022-2026, Việt Nam sẽ chuyển nhượng hơn 5,1 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đổi lại, Tổ chức Tăng cường Tài chính lâm nghiệp sẽ thanh toán với giá tối thiểu 10 USD/tấn CO2 (tương đương 51,5 triệu USD). Nguồn thu mới từ dịch vụ carbon rừng này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ môi trường bền lâu, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng hệ sinh thái thông qua trồng mới, phục hồi rừng, tăng cường chức năng phòng hộ, giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tăng thu nhập cho người dân tham gia giữ rừng.
* P.V: Xin cảm ơn ông!
MINH NGUYỄN (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.