Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quan tâm chính sách người có uy tín

Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh hiện chiếm khoảng 46% dân số. Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS”; hàng năm, các ngành chức năng liên quan và các địa phương trong tỉnh đã phối hợp rà soát, bổ sung người có uy tín trong đồng bào các DTTS đảm bảo về số lượng và chất lượng, cũng như tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Người có uy tín các huyện, thị xã phía đông tỉnh tham dự Lễ tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2022-2023”. Ảnh: Thanh Nhật

Người có uy tín các huyện, thị xã phía đông tỉnh tham dự Lễ tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2022-2023”. Ảnh: Thanh Nhật

Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 703/QĐ-UBND phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2027. Theo đó, toàn tỉnh có 955 người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong đó dân tộc Jrai 609 người, dân tộc Bahnar 299 người, dân tộc khác 47 người, có 941 nam và 14 nữ. Họ là những điển hình tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư.

Ông Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-cho biết: “Thực hiện tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg về “Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, cùng chỉ đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thường trực Tỉnh ủy, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã chủ trì, phối hợp tổ chức gặp mặt người uy tín tiêu biểu trong đồng bào các DTTS theo định kỳ ở cấp tỉnh 2 năm 1 lần và cấp huyện 1 năm 1 lần, gắn với chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện các chính sách và động viên đối với người uy tín. Qua đó, đã biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này phát huy vai trò tại cộng đồng dân cư”.

Hàng năm, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn theo đúng quy định; thăm, tặng quà vào các dịp lễ, Tết, hỗ trợ người có uy tín gặp khó khăn, hoạn nạn; tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cung cấp các thông tin về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cho người có uy tín. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh còn tổ chức các đoàn đại biểu đại diện người có uy tín của tỉnh đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế-xã hội trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội nghị biểu dương khen thưởng người có uy tín có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân học tập, thực hiện theo Thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, phát huy vai trò người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các DTTS tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh…

Tích cực trong các phong trào ở cơ sở

Đội ngũ người có uy tín đã tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần các DTTS, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới…

Người có uy tín trao đổi về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Người có uy tín trao đổi về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Tại huyện Chư Pưh, đội ngũ người uy tín trong đồng bào DTTS đã tuyên truyền vận động Nhân dân hưởng ứng chủ trương của địa phương về làm đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong năm 2023, người dân đã hiến đất, đóng góp kinh phí và 34.000 ngày công cùng với địa phương làm mới hơn 69 km và nâng cấp 2,8 km đường nhựa, làm mới 5,7 km đường bê tông và hơn 72 km đường cấp phối. Ông Siu Biai (làng Phung, xã Ia Phang) chia sẻ: “Cùng với hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới do xã phát động, năm qua, bà con trong làng tiến hành nhiều đợt tổng vệ sinh môi trường, trồng mới 50 cây xanh dọc các tuyến đường trong làng để tạo cảnh quan môi trường ngày càng xanh-sạch-đẹp. Đồng thời, các hộ dân di dời chuồng chăn nuôi ra sau và xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh…”.

Là người có uy tín ở cơ sở, ông Rơ Ô Bhót (buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa) đã phối hợp với các ban ngành địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ông còn là thành viên của tổ hòa giải tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương, qua đó góp phần ổn định tình hình địa phương và hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp. Ông Rơ Ô Bhót chia sẻ: “Cán bộ hòa giải cần kiên trì tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, từ đó xem xét, kết hợp giữa quy định pháp luật và phong tục tập quán, mối quan hệ cộng đồng để giải thích cho các bên liên quan thấy được vấn đề, đi đến đồng thuận, thống nhất mới mang lại kết quả hòa giải thành”.

Còn ông Siu Suil (làng Mook Trang, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) vừa là Trưởng ban Công tác Mặt trận và người có uy tín, ông đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các đồn biên phòng tuyên truyền vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, phòng-chống âm mưu phá hoại của địch, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh biên giới. Riêng năm qua, ông đã phối hợp với địa phương tổ chức nhiều buổi phát động quần chúng với hơn 2.300 lượt người tham gia. Qua đó các hộ gia đình được nghe cán bộ các ngành của huyện, xã tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chung tay giữ vững bình yên thôn làng. Bà con nhân dân có nương, rẫy giáp đường biên tham gia tự quản cột mốc biên giới, phòng-chống tội phạm khu vực biên giới, cảnh giác, không tin, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, không vượt biên trái phép, góp phần giữ vững an ninh trật tự vùng biên giới.

Tại xã Ia Băng (huyện Chư Prông), ông Rơ Châm Ly-người có uy tín ở làng Klăh đã tích cực tham gia sinh hoạt với các chi hội đoàn thể, vận động Nhân dân chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Xã Ia Băng cũng là nơi đứng chân Chi hội Tin lành Plei Klan (thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam-Miền Nam). Ông Rơ Châm Ly đã cùng với cán bộ địa phương tuyên truyền giúp đồng bào theo đạo sinh hoạt tôn giáo theo đúng Hiến chương của Hội thánh, chấp hành các quy định pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo, yên tâm làm ăn ổn định đời sống và cảnh giác với các hành vi lợi dụng tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.