Đak Đoa phát huy vai trò người có uy tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Huyện Đak Đoa có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 55,3% dân số với 74 làng DTTS. Thời gian qua, UBND huyện Đak Đoa đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong vùng DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Lê Thị Hương-Trưởng phòng Dân tộc huyện-cho biết: “Huyện luôn chú trọng cung cấp tài liệu, phổ biến thông tin cho người có uy tín trong vùng DTTS về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của đất nước và địa phương. Đồng thời, thực hiện kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định các chế độ chính sách đối với người có uy tín”.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và cấp cơ sở đã chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt là già làng, người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Trần Đức Phú: “Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát, lựa chọn và đề nghị cấp thẩm quyền công nhận người có uy tín của các làng DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2027.

Định kỳ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cũng như ở cấp xã phối hợp UBND cùng cấp tổ chức gặp mặt, biểu dương khen thưởng, động viên tinh thần người có uy tín.

Qua đó, tạo điều kiện để đội ngũ này làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở vùng đồng bào DTTS, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Người có uy tín tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại làng Piơm, thị trấn Đak Đoa. Ảnh: T.N

Người có uy tín tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại làng Piơm, thị trấn Đak Đoa. Ảnh: T.N

Để góp phần xây dựng nông thôn mới, ông Wut-người có uy tín ở làng Dơk Rơng (xã Glar) đã vận động bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận động nhiều hộ duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống để tạo việc làm và đem lại thu nhập.

Ông cùng cán bộ xã vận động người dân góp kinh phí và ngày công để kiên cố hóa kênh mương, làm mới đường nội đồng dài 2,8 km, hơn 5 km bê tông giao thông nông thôn, góp phần làm cho bộ mặt thôn thêm khang trang.

Ông Hleh (làng Kon Song Lok, xã Hà Đông) cũng là người tích cực vận động dân làng hiến đất mở rộng đường vào khu sản xuất. Không những vậy, ông còn phối hợp tuyên truyền, vận động một số đối tượng từ bỏ tà đạo “Hà Mòn” nhằm ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Tại xã Ia Pết, đội ngũ già làng, người có uy tín tiêu biểu như ông Sêl (làng Ngơm Thung), ông Kră (làng Bia Bre), ông Pơl (làng Brong Goai) phối hợp với cán bộ trong hệ thống chính trị xã tuyên truyền giúp dân làng thay đổi nếp nghĩ, cách làm; quan tâm đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế.

Người dân vùng DTTS tại huyện Đak Đoa trong mùa thu hoạch. Ảnh: Thanh Nhật

Người dân vùng DTTS tại huyện Đak Đoa trong mùa thu hoạch. Ảnh: Thanh Nhật

Trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, đội ngũ già làng, người có uy tín ở xã Hnol đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận không chuyển nhượng đất đai, giữ đất để sản xuất, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tiết kiệm trong chi tiêu đời sống, tích cực tham gia các lớp khuyến nông.

Nhờ vậy, nhiều hộ đã ổn định sản xuất và đời sống, vươn lên thoát nghèo… Ông Uin (làng Thung) tâm sự: “Trước đây, gia đình mình làm không đủ ăn, cuộc sống khó khăn, nhà cửa tạm bợ. Được ông Rớt là già làng cùng cán bộ xã hướng dẫn sản xuất theo cách lấy ngắn nuôi dài, đến nay, gia đình mình có 2 ha cà phê kinh doanh, chăn nuôi bò, heo, gà... Cuộc sống bây giờ ổn định, thu nhập tăng đáng kể”.

Theo ông Y Đức Thành-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Đoa: “Đội ngũ những người có uy tín là lực lượng quan trọng trong vùng đồng bào DTTS. Họ có tầm ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp, thuyết phục, vận động quần chúng, góp phần giải quyết các vấn đề phức tạp ở cơ sở.

Đồng thời, họ chính là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân và là chỗ dựa tinh thần cho các làng đồng bào DTTS, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh tại địa phương, xây dựng huyện nhà phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt sách của Tổng Bí thư viết về Quốc hội

Ra mắt sách của Tổng Bí thư viết về Quốc hội

(GLO)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa phối hợp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trị “căn bệnh gốc” để Đảng mạnh từ bên trong

Trị “căn bệnh gốc” để Đảng mạnh từ bên trong

(GLO)- Trong suốt tiến trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta đã có nhiều văn kiện, nghị quyết để cảnh báo, chấn chỉnh tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 2: Những bản án đích đáng cho đối tượng phản động

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 2: Những bản án đích đáng cho đối tượng phản động

(GLO)- Liên quan đến vụ án “Phan Thị Thảo cùng đồng phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 24-4-2024, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt những bản án đích đáng dành cho 10 bị cáo với tổng mức án 100 năm tù.

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 1: Ảo vọng của những phần tử phản động

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 1: Ảo vọng của những phần tử phản động

(GLO)- Bất mãn cá nhân, ảo vọng quyền lực, Phan Thị Thảo cùng đồng phạm đã rắp tâm chống phá Đảng, Nhà nước, trực tiếp xâm hại đến chế độ chính trị, tuyên truyền phủ nhận thành quả cách mạng, làm phương hại đến sự phát triển bền vững của chính quyền nhân dân, âm mưu thành lập cái gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tuy nhiên, tất cả ý đồ đen tối, phản động của bọn chúng đã bị Cơ quan An ninh Công an Gia Lai lật tẩy, bóc trần, đấu tranh, triệt xóa.
Tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng

Tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng

Lần đầu tiên Đảng ta ra quy định về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” (Quy định 144). Điều này khẳng định quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đòi hỏi trách nhiệm tự giác, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên-Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh tại hội nghị giao ban công tác PCTN, tiêu cực trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Đak Đoa gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua yêu nước

Đak Đoa gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua yêu nước

(GLO)- Nhờ gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua yêu nước nên huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo - Kỳ cuối: Những tín hiệu tích cực từ công tác kết nghĩa

Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo - Kỳ cuối: Những tín hiệu tích cực từ công tác kết nghĩa

(GLO)- Với sự chủ động hướng về cơ sở để thống nhất các nội dung giao ước theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm cùng những giải pháp phù hợp từ phía các cơ quan, đơn vị, địa phương, công tác kết nghĩa bước đầu đã mang lại tín hiệu tích cực.