Ngư dân Hà Tĩnh trúng mùa sứa biển, thu tiền triệu mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều ngư dân ở xã Kỳ Ninh (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rất phấn khởi khi trúng mùa sứa biển, thu nhập từ 2 - 9 triệu đồng/ngày.
Theo người dân ở xã Kỳ Ninh, thời điểm sau tết Nguyên đán là bắt đầu vào mùa sứa biển. Mùa sứa thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Những ngày qua, dọc bờ biển dài hơn 1 km của địa phương này, rất nhiều nhóm ngư dân mang theo lưới, chèo thuyền ra vùng biển cách bờ khoảng từ 1 - 3 hải lý để đánh bắt sứa.
Ngư dân Đặng Đình Huân (60 tuổi, ngụ tại thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) cho biết mỗi ngày thuyền của ông ra khơi đánh bắt sứa 2 - 3 chuyến, trung bình mỗi chuyến thu được gần 1 tấn sứa tươi.
“Mỗi ngày tôi cùng với 3 bạn thuyền bắt được khoảng 3 tấn sứa tươi, sơ chế xong thì còn lại được khoảng 90 kg. Sứa biển thành phẩm được thương lái thu mua với giá từ 60.000 - 100.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày chúng tôi thu được khoảng 4 - 9 triệu đồng”, ông Huân nói.
Theo ông Huân, sứa sau khi đưa vào bờ sẽ đổ ra giữa bãi cát để bóc tách các lớp nhờn ở phía dưới bụng và làm sạch nội tạng. Xong công đoạn sơ chế, ngư dân đưa về nhà rửa sạch rồi ướp với lá dung hái trên núi để khử mùi, tạo màu.
Một lãnh đạo UBND xã Kỳ Ninh cho hay, toàn xã có khoảng hơn 100 hộ theo nghề bắt sứa biển, bình quân sau một mùa sứa, mỗi gia đình thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng, có những hộ thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng chỉ sau 4 tháng.
“Sứa biển là loài dễ đánh bắt, ít rủi ro vì không phải ra khơi xa. Sản phẩm sứa ướp lá dung Kỳ Ninh không chỉ mang lại thu nhập khá cho bà con mà đang dần trở thành một thương hiệu ẩm thực. Sứa biển được chế biến thành các món ăn như sứa chấm ruốc, nộm sứa, gỏi sứa…. Khi ăn sứa sẽ có cảm giác mát giòn nên rất được người dân ưa chuộng”, lãnh đạo xã Kỳ Ninh chia sẻ.
Một số hình ảnh ngư dân xã Kỳ Ninh đánh bắt và sơ chế sứa biển mà Thanh Niên ghi lại:

Ngư dân chuẩn bị lưới để ra khơi đánh bắt sứa. Ảnh: Phạm Đức
Ngư dân chuẩn bị lưới để ra khơi đánh bắt sứa. Ảnh: Phạm Đức

Một ngư dân vừa trở về sau hơn 2 giờ ra khơi thả lưới bắt sứa. Ảnh: Phạm Đức
Một ngư dân vừa trở về sau hơn 2 giờ ra khơi thả lưới bắt sứa. Ảnh: Phạm Đức


Ngư dân chở sứa vừa đánh bắt được lên bờ. Ảnh: Phạm Đức
Ngư dân chở sứa vừa đánh bắt được lên bờ. Ảnh: Phạm Đức

Sứa biển được đổ ra bãi cát để ráo nước, chờ sơ chế. Ảnh: Phạm Đức
Sứa biển được đổ ra bãi cát để ráo nước, chờ sơ chế. Ảnh: Phạm Đức

Trung bình mỗi chuyến, người dân bắt được khoảng 1 tấn sứa tươi. Ảnh: Phạm Đức
Trung bình mỗi chuyến, người dân bắt được khoảng 1 tấn sứa tươi. Ảnh: Phạm Đức

Ngư dân thực hiện công đoạn sơ chế sứa ngay tại bãi biển. Ảnh: Phạm Đức
Ngư dân thực hiện công đoạn sơ chế sứa ngay tại bãi biển. Ảnh: Phạm Đức

Ngư dân dùng dao làm sạch nội tạng của sứa. Ảnh: Phạm Đức
Ngư dân dùng dao làm sạch nội tạng của sứa. Ảnh: Phạm Đức

Ngư dân chỉ lấy phần thân và chân sứa đưa về để chế biến bán cho thương lái. Ảnh: Phạm Đức
Ngư dân chỉ lấy phần thân và chân sứa đưa về để chế biến bán cho thương lái. Ảnh: Phạm Đức

Trung bình mỗi ngày, ngư dân xã Kỳ Ninh thu từ 2 - 9 triệu đồng/ngày. Ảnh: Phạm Đức
Trung bình mỗi ngày, ngư dân xã Kỳ Ninh thu từ 2 - 9 triệu đồng/ngày. Ảnh: Phạm Đức

Một món gỏi được làm từ sứa biển. Ảnh: Phạm Đức
Một món gỏi được làm từ sứa biển. Ảnh: Phạm Đức
Theo Phạm Đức (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.