Nền tảng thương mại điện tử Việt Nam giành giải đặc biệt của APEC

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một sản phẩm do các nhà phát triển phần mềm Việt Nam xây dựng nhằm giúp các thợ thủ công tìm kiếm đối tác và đầu ra cho sản phẩm ở các thị trường trên khắp thế giới, nền tảng thương mại điện tử Airlala vừa được trao Giải thưởng Thịnh vượng Kỹ thuật số APEC.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tin này đã được công bố tại Hội nghị Tổng kết Quan chức Cấp cao APEC (CSOM) 2017 ở Đà Nẵng ngày 7-11.

Airlala đã được lựa chọn từ 11 sản phẩm tham gia Cuộc thi Phát triển ứng dụng APEC 2017 (2017 APEC App Challenge) được tổ chức hồi tháng 5/2017 bên lề Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC ở Hà Nội.

Đánh giá về nền tảng công nghệ thương mại điện tử này, ông John Karr, Giám đốc Cấp cao của Chương trình Công nghệ thuộc Quỹ châu Á, nói: “Airlala cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường nước ngoài. Nền tảng này sử dụng mô hình sàn giao dịch thân thiện có thể nhân rộng và phát triển cao hơn. Đó là lý do vì sao chúng tôi quyết định trao Giải thưởng Thịnh vượng Kỹ thuật số APEC cho Airlala".

Ông Hải Nguyễn, sáng lập viên kiêm Giám đốc Điều hành Airlala, nói: “Chúng tôi rất tự hào khi được nhận giải thưởng này. Giải thưởng đã hỗ trợ rất lớn cho sứ mệnh của chúng tôi là hỗ trợ những người thợ thủ công địa phương và các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực APEC".

Theo ông Hải Nguyễn, Airlala không chỉ là một sàn giao dịch. Nó được trang bị một máy học cho phép kết nối các khách hàng quốc tế với những người thợ thủ công và các doanh nghiệp địa phương trên cơ sở các thông tin mà người mua và người bán đưa lên nền tảng thương mại điện tử này.

Giải thưởng Thịnh vượng Kỹ thuật số APEC là một giải thưởng đặc biệt cho một sản phẩm kỹ thuật số mới, có sự sáng tạo nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và tăng trưởng bao trùm giữa các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ủy ban Bình chọn Giải thưởng Thịnh vượng Kỹ thuật số APEC bao gồm Quỹ châu Á, Ban Thư ký APEC, Bộ Công Thương Việt Nam và tập đoàn Google.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm