Nâng cao chỉ số thương mại điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bức tranh thương mại điện tử của tỉnh Gia Lai đang có nhiều tín hiệu tích cực khi chỉ số TMĐT năm 2025 tăng 9 bậc, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được cũng cần tháo gỡ những khó khăn để lĩnh vực này thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế số.

Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần với trọng số lần lượt là: chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin 20%; chỉ số giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng 40%; chỉ số giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp 40%. Năm 2025, chỉ số TMĐT của tỉnh tăng 9 bậc so với năm 2024, đạt 5,6 điểm và đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 3/5 ở khu vực Tây Nguyên (sau Lâm Đồng và Đắk Lắk).

Từ một “vùng trũng” về TMĐT, nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng hành của các doanh nghiệp, chỉ số TMĐT của tỉnh có bước tăng trong nhiều năm nay.

Thành công từ việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động đã giúp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tiếp cận được nguồn khách hàng không chỉ trong nước mà còn có khách hàng quốc tế thông qua những đơn hàng xuất khẩu, điển hình như: Công ty TNHH BaKa (xã Ia Yok, huyện Ia Grai), HTX Mật ong Phương Di Bee (xã Ia Kênh, TP. Pleiku), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu bơ Mỹ Hoàng Gia (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai), HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa), Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ Tam Ba (TP. Pleiku)…

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Để có sự thành công này, giai đoạn 2021-2024, Sở Công thương đã hỗ trợ xây dựng 265 website TMĐT, bộ thương hiệu trực tuyến, phần mềm quản trị kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh để giới thiệu, mua bán sản phẩm hàng hóa; xúc tiến kinh doanh trực tuyến trên các sàn TMĐT uy tín.

Hàng năm, Sở cũng triển khai thực hiện khảo sát đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đưa ra các giải pháp cho từng doanh nghiệp cụ thể. Giai đoạn 2021-2024 đã hỗ trợ xây dựng 90 tài khoản cho 30 doanh nghiệp, HTX tham gia các sàn TMĐT lớn và uy tín như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, TikTok Shop.

Đồng thời, Sở cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giải pháp kinh doanh mới trên các sàn TMĐT, chia sẻ về kỹ năng livestream bán hàng qua các nền tảng. Nổi bật là trong tháng 9-2024, Sở Công thương phối hợp với TikTok Việt Nam thực hiện phiên livestream bán hàng “Nông sản Gia Lai” trên nền tảng TikTok Shop. Trong vòng 4 giờ đã bán ra gần 800 đơn hàng, đạt mốc 149 ngàn lượt xem, giúp kích cầu cho các đặc sản Gia Lai đến gần 5 triệu lượt người dùng trên nền tảng.

Ngoài ra, Sở Công thương còn hỗ trợ kết nối thông tin giúp doanh nghiệp trưng bày sản phẩm và tham gia các phiên livestream trên các nền tảng TikTok Shop và Shopee tại các sự kiện lớn của ngành Công thương…

1-246.jpg
Các doanh nghiệp, hợp tác xã bắt đầu tiếp cận với việc livestream giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng TMĐT. Ảnh: V.T

Mặc dù chỉ số TMĐT của tỉnh tăng 9 bậc so với năm 2024, nhưng so với các tỉnh, thành phố thì còn thấp do chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin thấp (xếp thứ 46/63). Theo đánh giá, hiện nay, nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, chỉ khoảng 40% số lượng doanh nghiệp xây dựng website TMĐT, các website đã thành lập chưa được khai thác hiệu quả.

Nguồn nhân lực có kỹ năng và chuyên môn sâu về TMĐT, marketing số, quản lý bán hàng trực tuyến, logistics và thanh toán điện tử còn thiếu. Số lượng doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT còn thấp, đặc biệt là các sàn TMĐT xuyên biên giới như Alibaba, Amazon…

Doanh số của người bán tại Gia Lai còn rất nhỏ so với các tỉnh, thành khác, chưa tương xứng với tiềm năng nông sản của tỉnh. Cơ cấu mặt hàng trên sàn TMĐT của các doanh nghiệp phần lớn là mặt hàng thời trang, thực phẩm, đồ uống, còn những mặt hàng nông sản chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, mắc ca, mật ong… chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bên cạnh đó, hạ tầng logistics chưa phát triển mạnh mẽ, số lượng và quy mô các kho bãi phục vụ TMĐT còn nhỏ, thời gian giao hàng kéo dài, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, dẫn đến giá trị mua sắm nói chung, mua sắm trực tuyến nói riêng chưa cao…

Bà Quách Thị Tuyết-Giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại (Bộ Công thương) cho rằng: Qua tiếp cận với các doanh nghiệp ở Gia Lai thấy các nhà sản xuất rất nhanh nhạy ứng dụng TMĐT như xây dựng website quảng bá doanh nghiệp, làm video về hoạt động để đăng lên các nền tảng mạng xã hội… Điều này rất tốt để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, các doanh nghiệp phân phối ở trong và ngoài nước.

Theo quan sát, hiện nay, khách hàng quốc tế có xu hướng và thói quen tìm kiếm các doanh nghiệp có website để xác nhận độ tin cậy, do đó việc xây dựng một website chuyên nghiệp là rất cần thiết.

Trao đổi với P.V, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Nhằm nâng cao chỉ số TMĐT của tỉnh, Sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng tăng cường đào tạo và tập huấn, tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh; chia sẻ những giải pháp phát triển TMĐT, đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, hỗ trợ ứng dụng các công nghệ mới như AI, big data vào hoạt động TMĐT để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và quản lý kinh doanh; xây dựng các chương trình nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh với các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các nền tảng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới như Amazon, Alibaba…

Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và hạ tầng logistics trong TMĐT; hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, tăng cường phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, QR Code, NFC, POS... từng bước thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt...

Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Gia Lai được cải thiện đáng kể và lọt vào top 30 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PGI-2024. Đây là bước đột phá ấn tượng từ sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 5 thủ tục hành chính và bãi bỏ v1 thủ tục hành chính trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: Minh hoạ

Công bố danh mục 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ​công bố danh mục 6 TTHC sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.