Chư Sê Agency hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn đưa nông sản “made in Chư Sê” vươn xa, chị Hồ Thị Hoài Thu (SN 1994, tổ 5, thị trấn Chư Sê) đã thành lập Công ty Truyền thông và thương mại Chư Sê (Chư Sê Agency) để đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp tại địa phương bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Tháng 3-2023, khi còn làm công tác nhập khẩu và phát triển nhãn hàng tại TP. Hồ Chí Minh, chị Thu đã xây dựng kênh TikTok “Cô gái Chư Sê” để chia sẻ các nội dung liên quan đến nông sản.

Nhờ kênh TikTok với gần 60.000 người theo dõi này, nhiều chủ thể sản xuất tại huyện Chư Sê và các địa phương trong tỉnh đã kết nối với chị Thu để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Chị cũng kết hợp với Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh trong các phiên live bán hàng OCOP của Chư Sê. Tuy nhiên, chị nhận thấy bà con nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại khi đưa sản phẩm lên cửa hàng trên sàn TMĐT. Từ đó, chị Thu tranh thủ thời gian rảnh để hỗ trợ các đơn vị, cá nhân trong khâu thương mại hóa nông sản.

Chị Thu cho biết: “Sau 1 năm đồng hành với bà con nông dân và các hợp tác xã, mình thấy nhiều vấn đề mà đối tác, bà con nông dân còn chưa nắm rõ, làm chưa tốt như: làm sao để quay chụp sản phẩm thật phù hợp nhằm xây dựng thương hiệu, hay cách đăng tải video, tương tác với khách như thế nào, quy trình vận hành đơn... Đây cũng chính là lý do để mình thành lập Công ty Chư Sê Agency”.

anh-1-chi-ho-thi-hoai-thu-bia-phai-tham-gia-chuong-trinh-tap-huan-tiep-can-hinh-thuc-livestream-ban-hang-tren-cac-nen-tang-so-ho-tro-doanh-nghiep-hop-tac-xa-nang-cao-nhan-thuc-nang-luc-ung-dung-va-giai-phap.jpg
Chị Hồ Thị Hoài Thu (bìa phải) tham gia chương trình tập huấn, tiếp cận hình thức livestream bán hàng trên các nền tảng số. Ảnh: H.H

Tháng 11-2024, chị Thu cùng các cộng sự của Chư Sê Agency đã đến trực tiếp các xưởng sản xuất, vườn rẫy để hướng dẫn doanh nghiệp và bà con nông dân lên kế hoạch tối ưu hóa hình ảnh, nội dung bằng việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tạo hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nội dung quảng bá.

Chị Vũ Thị Huế (làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê) chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng mắc ca nhưng gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá cả không ổn định, phụ thuộc vào thương lái.

Khi chị Thu đến tận vườn, chia sẻ về tiềm năng của mắc ca trên sàn TMĐT và hướng dẫn cách tiếp cận thị trường mới, tôi dần hiểu được giá trị của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Nhờ sự hỗ trợ trong khâu kết nối đầu ra, chúng tôi có thêm động lực để chăm sóc vườn cây tốt hơn, yên tâm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định hơn”.

Theo thời gian, Chư Sê Agency đã hỗ trợ các chủ thể sản phẩm tối ưu hóa các gian hàng, đăng ký, vận hành gian hàng trên các nền tảng TMĐT. Đồng thời, định hướng chiến lược bán hàng, cung cấp nền tảng kiến thức về marketing online, quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng trên sàn TMĐT. Bên cạnh đó, chị Thu còn kết nối các sản phẩm của địa phương với các phiên Mega Live trên TikTok để tăng doanh thu và nhận diện thương hiệu.

Đơn cử như sản phẩm Thanh hạt dinh dưỡng của Bazan Nuts (Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên, địa chỉ tại thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) xuất hiện trong phiên live ngày 11-1 trên kênh TikTok của KOL Ngọc Kem và ngày 15-1 trên kênh KOL Ngọc Matcha. Sau 2 phiên live, sản phẩm Thanh hạt dinh dưỡng đã tiếp cận được người tiêu dùng nhiều hơn.

Ông Đỗ Đức Mạnh-Giám đốc Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên-phấn khởi nói: “Dịp cuối năm 2024, Thanh hạt dinh dưỡng của Bazan Nuts đã bán hết 1 tấn đầu tiên trên sàn TMĐT. Đồng thời, Công ty có những đơn hàng xuất khẩu hạt sachi và dầu sachi trong thời gian vừa qua, gần nhất vào ngày 1-3-2025, Bazan Nuts có đơn 5 tấn hạt thô xuất khẩu đi Đài Loan nhờ được Chư Sê Agency hỗ trợ xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt”.

anh-3-co-rat-nhieu-chu-the-san-xuat-o-gia-lai-da-lien-he-ket-noi-voi-chi-thu-dua-san-pham-len-san-tiktok-shop-anh-nvcc.jpg
Có rất nhiều chủ thể sản xuất ở Gia Lai đã liên hệ kết nối với chị Thu đưa sản phẩm lên sàn TikTok Shop. Ảnh: NVCC

Cũng theo ông Mạnh, việc đưa sản phẩm lên sàn, đặc biệt là các mặt hàng đặc thù riêng như nông sản đòi hỏi nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm, song tại Gia Lai, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn rất thiếu. Nếu tự tìm hiểu và triển khai, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém và đối diện với rủi ro cao, trong khi hiệu quả lan tỏa thương hiệu lại chậm. Bởi vậy, có những đơn vị như Chư Sê Agency hỗ trợ nông dân và các chủ thể sản phẩm là rất ý nghĩa.

Vừa tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng, chị Trần Thị Minh Hòa (thôn Thanh Trang, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) quyết định trở về quê làm việc cùng chị Thu tại Chư Sê.

Chị Hòa chia sẻ: “Khi biết đến chị Thu cùng các dự án đưa nông sản lên sàn TMĐT, mình đã không ngần ngại đầu quân. Đây không chỉ là cơ hội làm việc gần nhà, mà còn là cách để mình và mọi người góp sức quảng bá nông sản địa phương đến khắp mọi miền”.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.