Myanmar sản xuất 1.080 tấn thuốc phiện trong năm 2022-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Cơ quan Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) ngày 12/12 công bố báo cáo Myanmar sản xuất 1.080 tấn thuốc phiện trong năm 2022-2023, gấp ba lần so với Afghanistan trong cùng kỳ.
Lấy nhựa cây anh túc ở Hopong, bang Shan, Myanmar năm 2009. Ảnh: AFP

Lấy nhựa cây anh túc ở Hopong, bang Shan, Myanmar năm 2009. Ảnh: AFP

Báo cáo cho biết hoạt động trồng cây thuốc phiện ở Afghanistan giảm 95% sau khi chính quyền Taliban áp lệnh cấm ma túy. Nguồn cung toàn cầu chuyển hướng sang Myanmar, quốc gia đối mặt nhiều bất ổn sau cuộc đảo chính năm 2021.

Cũng với báo cáo trên, thu nhập của nông dân Myanmar hiện tăng khoảng 75% nhờ trồng cây thuốc phiện, vì giá hoa thuốc phiện trung bình đạt xấp xỉ 355 USD/kg và diện tích canh tác đã tăng 18%/năm, từ 40.100 ha lên 47.000 ha, khiến năng suất đạt mức cao nhất kể từ năm 2001.

Vùng trồng thuốc phiện mở rộng nhiều nhất ở khu vực phía bắc bang Shan giáp biên giới với Trung Quốc, tiếp theo là hai bang Chin và Kachin. Trong khi đó, năng suất cây thuốc phiện tăng 16% lên 22,9 kg/ha nhờ việc cải thiện phương pháp canh tác.

Việc quân đội Myanmar và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số gia tăng giao tranh gần đây rất có thể sẽ đẩy nhanh quá trình mở rộng diện tích trồng thuốc phiện. Chính quyền quân sự Myanmar không lập tức đưa ra bình luận.

Việc mở rộng diện tích trồng thuốc phiện thúc đẩy các hoạt động kinh tế bất hợp pháp ở Myanmar, bao gồm sản xuất và buôn bán ma túy cũng như rửa tiền và lừa đảo qua mạng.

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.