Mang Yang: Chậm chi trả phụ cấp vì thay đổi về chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Vừa qua, Báo Gia Lai điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, từ tháng 4-2021 đến nay, những người hoạt động không chuyên trách (NHĐKCT) ở huyện Mang Yang chưa nhận được tiền phụ cấp. Phóng viên Báo Gia Lai đã gặp gỡ một số NHĐKCT và đơn vị liên quan để làm rõ vấn đề này.
Lý giải nguyên nhân
Theo khảo sát của P.V, một số NHĐKCT ở huyện Mang Yang cho rằng họ đã được cấp ủy, chính quyền địa phương thông tin về việc chậm chi trả phụ cấp do một số thay đổi về chức danh, chế độ chính sách đối với đối tượng này. Ông Mlữi-Trưởng thôn Toác (xã Kon Chiêng) cho biết: “Tại các cuộc họp với Đảng ủy, UBND xã, những NHĐKCT có ý kiến về việc chi trả phụ cấp chậm. Sau khi được giải thích, chúng tôi đồng tình chờ phụ cấp và vẫn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Lý giải nguyên nhân chậm chi trả phụ cấp cho đội ngũ này, ông Phan Văn Cường-Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Mang Yang-cho biết: “Việc chi trả chậm là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt là việc rút gọn, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ NHĐKCT theo Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh”.
Tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND ngày 25-2-2021 quy định về chức danh, bố trí số lượng người, chế độ chính sách đối với NHĐKCT ở cấp xã và ở thôn, làng, tổ dân phố. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 137/2015/NQ-HĐND ngày 17-7-2015 quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với những NHĐKCT, các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Ảnh 3 Cán bộ kế toán xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) chi trả tiền phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Ảnh T.B
Tại xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang), việc chi trả tiền phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách đang được thực hiện. Ảnh: Thủy Bình
Theo Nghị quyết số 136, số lượng, chức danh NHĐKCT cấp xã có sự thay đổi, khác biệt giữa xã loại I, loại II. Cụ thể, đơn vị hành chính cấp xã loại I sẽ bố trí tối đa 14 người, xã loại II bố trí tối đa 12 người. Trước đó, quy định chung xã loại I bố trí 22 người, xã loại II bố trí tối đa là 20 người. Huyện Mang Yang có 3 xã loại I và có 9 xã, thị trấn loại II.
Cũng theo Nghị quyết số 136, NHĐKCT gồm trưởng thôn, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận. Đồng thời, Nghị quyết cũng quy định việc hỗ trợ thôi việc đối với NHĐKCT ở cấp xã dôi dư. Theo đó, những người không được tiếp tục sắp xếp, bố trí giữ các chức vụ, chức danh được hưởng chế độ chính sách hàng tháng từ ngân sách nhà nước và có thời gian giữ các chức danh NHĐKCT ở cấp xã từ đủ 12 tháng trở lên thì được hỗ trợ một lần.
Tinh giản NHĐKCT ở cấp xã, thôn nhằm hướng tới tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Huyện ủy, UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, bố trí số lượng và mức hưởng phụ cấp đối với NHĐKCT theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 136. Sau khi rà soát, sắp xếp lại, tổng số NHĐKCT cấp xã được bố trí là 140 người, giảm 106 người so với trước đó; cấp thôn được bố trí 183 người, giảm khoảng 57 người.
Đã và đang chi trả phụ cấp
Sau khi củng cố, sắp xếp lại đội ngũ NHĐKCT, trong tháng 7-2021, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính huyện Mang Yang thực hiện giải ngân, chi trả tiền phụ cấp cho đội ngũ này. 
Ông Nguyễn Mạnh Điệp-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng-cho biết: Hiện tại, xã có 36 NHĐKCT cấp xã và thôn, làng. Công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ NHĐKCT trên địa bàn xã thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời, xã cũng thông tin việc chi trả tiền phụ cấp chậm để NHĐKCT yên tâm làm việc.
Ngày 23-7, xã Đak Djrăng đã chi trả phụ cấp từ tháng 4 đến tháng 7-2021 cho NHĐKCT. Ông Mok-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đak Djrăng-cho biết: “Dù chi trả chậm nhưng chế độ đối với NHĐKCT đã được điều chỉnh tăng. Mức phụ cấp tăng, đó là sự động viên để chúng tôi tiếp tục cố gắng trong công việc”.
Cán bộ kế toán xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) chi trả tiền phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách. Ảnh: Thủy Bình
Cán bộ kế toán xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) chi trả tiền phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách. Ảnh: Thủy Bình
Ở xã Kon Chiêng, việc chi trả phụ cấp cho NHĐKCT cũng đang được thực hiện. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc chi trả được chia theo từng đợt. Chủ tịch UBND xã Võ Đình Huy cho hay: Việc chi trả phụ cấp 4 tháng cho NHĐKCT đã được thực hiện vào ngày 24-7 và sẽ tiếp tục chi trả vào ngày 26-7.
Phó Trưởng phòng Nội vụ Phan Văn Cường thông tin thêm: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền để những NHĐKCT nắm rõ chủ trương, chính sách trong quá trình triển khai Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Việc rút gọn, bố trí NHĐKCT dựa trên các tiêu chí: trình độ chuyên môn, năng lực, độ tuổi, có uy tín với người dân và được bàn bạc công khai, dân chủ. Tất cả nhằm lựa chọn những người đủ yêu cầu để tiếp tục làm việc và kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ. Tuy quá trình rà soát, bố trí chậm nhưng đảm bảo chất lượng. Vì thế, những người thôi việc do dôi dư đều đồng tình. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến việc chi trả phụ cấp chậm cho NHĐKCT. Hiện nay, các xã, thị trấn đang thực hiện chi trả tiền phụ cấp cho đội ngũ NHĐKCT.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).