Luật sư 'mách nước' để nạn nhân trong vụ Mr Pips lừa đảo lấy lại tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan điều tra xác định định 2.661 bị hại trên toàn quốc và tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng. Luật sư cho rằng, các nạn nhân có thể lấy lại tiền nếu thực hiện 3 bước theo hướng dẫn của cơ quan điều tra. 

Liên quan đến vụ án Mr Pips, mới đây Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phó Đức Nam (hay còn được biết là TikToker Mr Pips, SN 1990, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu); Lê Khắc Ngọ (SN 1990, trú tại Hà Nội) và 24 người khác về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "không tố giác tội phạm" và "rửa tiền".

Ngoài ra, Công an TP. Hà Nội cũng yêu cầu các nạn nhân đã đầu tư vào các web, sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trong đường dây của Phó Đức Nam và các đồng phạm cần liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an các địa phương) để trình báo; hoặc đến trực tiếp Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) để trình báo.

Được biết, số lượng bị hại trong vụ lừa đảo này cùng với số tiền bị chiếm đoạt là rất lớn. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra xác định định 2.661 bị hại trên toàn quốc nạp tiền vào lần đầu với tổng số tiền gần 50 triệu USD. Hiện, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng. Do đó, dư luận đặt câu hỏi, liệu các bị hại có thể lấy lại được tiền hay không.

nam-1-3674-7455.jpg
Bị can Phó Đức Nam tại Cơ quan Cảnh sát điều tra

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, khả năng các bị hại được hoàn trả lại tiền trong vụ này là có căn cứ, cơ sở. Bởi hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ giá trị tài sản, tiền tổng cộng hơn 5.200 tỷ đồng.

Theo luật sư Hùng, để có thể lấy lại tiền đã bị lừa đảo, nạn nhân cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bị hại cần làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra kèm theo chứng cứ chứng minh số tiền thiệt hại. Trong đơn nêu rõ số tiền, hành vi, thời điểm, các thông tin liên quan, tham gia sàn nào. Các chứng cứ có thể là tin nhắn, phiếu chuyển tiền (bản phô tô hoặc vi bằng) để gửi cho phía cơ quan tố tụng.

Bước 2: Các bị hại sẽ được xác định tư cách bị hại, được tham gia tố tụng (lấy lời khai, tham gia phiên tòa).

Luật sư Hùng cho biết, vụ án sẽ qua các giai đoạn gồm: Điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm.

Bước 3: Sau khi có bản án phúc thẩm có hiệu lực, bị hại làm đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án gửi đến Cục thi hành án TP. Hà Nội để được hoàn trả lại tiền.

Trong vụ án này, đến nay cơ quan điều tra đã thu giữ tài sản ước tính 5.200 tỷ đồng. Trong đó, 316 tỷ đồng trong tài khoản; 9 tỷ đồng trái phiếu; 200 tỷ đồng sổ tiết kiệm; 69 tỷ đồng tiền mặt; 890 miếng vàng SJC; 246 kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe; 59 đồng hồ phiên bản giới hạn trị giá khoảng 300 tỷ đồng; 7 mô tô hạng sang; 84 trang sức vàng, khảm kim cương; phong toả 125 bất động sản.

Theo Thanh Hiếu (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Công văn số 101/UBND-NC về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT) và pháo đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán 2025.

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.