Liên minh châu Âu tìm kiếm người giữ chức Chủ tịch Cơ quan chống rửa tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- TTXVN đưa tin, sau khi các quy định về việc thành lập có hiệu lực vào ngày 26-6, Cơ quan chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AMLA) của Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm người nắm giữ chức vụ chủ tịch. Các ứng cử viên có thể nộp hồ sơ ứng cử vị trí Chủ tịch AMLA trước ngày 8-7.

Các ứng cử viên có thể nộp hồ sơ ứng cử vị trí Chủ tịch AMLA trước ngày 8-7.

Liên minh châu Âu tuyển dụng vị trí Chủ tịch Cơ quan chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (ảnh minh họa, nguồn: AFP/TTXVN).
Liên minh châu Âu tuyển dụng vị trí Chủ tịch Cơ quan chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (ảnh minh họa, nguồn: AFP/TTXVN).

Theo đó, sau khi các ứng cử viên có thể nộp hồ sơ ứng cử, Ủy ban Châu Âu (EC) lựa chọn một danh sách rút gọn gồm ít nhất 2 ứng cử viên và lựa chọn cuối cùng sẽ diễn ra vào đầu năm 2025.

Ngoài ra, cơ quan có trụ sở tại TP. Frankfurt (Đức) dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 430 người và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2025.

Cụ thể thông tin tuyển dụng nêu rõ: “Rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là những vấn đề gây quan ngại lớn đối với EU. Chúng gây ra rủi ro lớn đối với nền kinh tế EU và hệ thống tài chính, cũng như sự an toàn của người dân”.

Theo đó, AMLA có quyền giám sát trực tiếp và gián tiếp đối với các thực thể có rủi ro cao trong lĩnh vực tài chính, giám sát hoạt động của các bên liên quan nhằm đảm bảo các đối tượng lừa đảo, tội phạm có tổ chức và khủng bố không còn chỗ để hợp thức hóa lợi nhuận bất chính thông qua hệ thống tài chính.

Ngoài ra, đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì cơ quan này sẽ có quyền trừng phạt tài chính. AMLA sẽ giám sát 40 tổ chức tài chính tiềm ẩn rủi ro nhất, cũng như các công ty cung cấp dịch vụ giao dịch và lưu trữ tài sản tiền kỹ thuật số.

Tại một diễn biến liên quan, TTO cho biết, ngày 24-4, nhằm chống nạn rửa tiền, Nghị viện Châu Âu (EP) đã thông qua quy định mới về giới hạn thanh toán bằng tiền mặt trong EU ở mức 10.000 euro. Theo đó, điều khoản này cũng nhằm ngăn chặn việc tài trợ cho các nhóm khủng bố và đã được lên kế hoạch tại 27 nước thành viên của EU trong suốt 2 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Gia Lai: Hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131 của Chính phủ

Gia Lai: Hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131 của Chính phủ

(GLO)- Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong quý I-2025, tỉnh đã hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 6-10-2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.