Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị: Hướng đi mới của hợp tác xã nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp liên kết với người dân và doanh nghiệp sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mở ra hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Thay đổi tư duy sản xuất

Toàn tỉnh hiện có 391 HTX với tổng số 18.270 thành viên. Các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; giao thông-vận tải; xây dựng; thương mại và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Tổng vốn điều lệ của các HTX khoảng 833,153 tỷ đồng.

Mô hình liên kết sản xuất chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Phìn (huyện Chư Prông) được HTX Nông nghiệp Tiến Phát Gia Lai bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Diệp

Mô hình liên kết sản xuất chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Phìn (huyện Chư Prông) được HTX Nông nghiệp Tiến Phát Gia Lai bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và PTNT, cuối năm 2022, toàn tỉnh có 303 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và 2 liên hiệp HTX nông nghiệp. Trong số đó, 164 HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, chiếm 54%. Tổng vốn điều lệ đăng ký của các HTX đạt 642,474 tỷ đồng với nhiều hình thức đóng góp như đất đai, lao động… Trong năm 2022, tổng doanh thu các HTX nông nghiệp đạt khoảng 35 tỷ đồng, ước doanh thu bình quân của 1 HTX khoảng 117 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 300 triệu đồng.

Một trong những nét nổi bật là các HTX nông nghiệp đã chủ động liên kết với người dân và các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 80 HTX nông nghiệp liên kết với người dân và các doanh nghiệp; 32 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; 42 HTX nông nghiệp tham gia Chương trình OCOP sở hữu 105 sản phẩm được công nhận 3-4 sao cấp tỉnh.

Ông Lê Hữu Anh-Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Lam Anh (xã Glar, huyện Đak Đoa) cho biết: “Hợp tác xã liên kết với người dân trên địa bàn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ và hữu cơ. Trong đó, HTX làm đầu mối tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật; đồng thời kết nối với doanh nghiệp thu mua sản phẩm ổn định giúp tăng thu nhập. Cách làm này đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân tạo ra những sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ hiện nay”.

Còn ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) thì cho hay: Thời gian qua, nhiều HTX nông nghiệp sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… để nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, thông qua các HTX nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã liên kết gắn tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất theo thị trường tiêu thụ. Số HTX nông nghiệp đa dạng về mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi tư duy sản xuất từng bước mang lại hiệu quả kinh tế là tín hiệu lạc quan trong phát triển kinh tế tập thể.

Phát triển bền vững

Bên cạnh số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả thì vẫn còn nhiều đơn vị gặp khó khăn. Nguyên nhân do công tác quản lý chưa chặt chẽ, rõ ràng; đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu và yếu; quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều HTX thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Nhằm giúp các HTX nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 1563/KH-SNNPTNT về củng cố, phát triển các HTX nông nghiệp giai đoạn 2023-2025. Trong đó, giải pháp trọng tâm là tập trung tổ chức lại các HTX nông nghiệp hiện có đảm bảo đúng hoạt động kinh tế tập thể; mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp…

Các sản phẩm chế biến từ chanh dây của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp

Các sản phẩm chế biến từ chanh dây của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh: Những năm gần đây, các HTX nông nghiệp đã thay đổi tư duy khi liên kết với các doanh nghiệp sản xuất gắn tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, các HTX hướng dẫn thành viên trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: chanh dây, sầu riêng, cây ăn quả; tiếp cận công nghệ cao như tưới nhỏ giọt, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, chứng nhận truy xuất nguồn gốc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đến người tiêu dùng.

Về định hướng phát triển HTX trong thời gian tới, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Từ nay đến năm 2025, tỉnh tập trung củng cố, nâng cao năng lực quản lý cho các HTX. Cùng với đó, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp vay vốn tín dụng có hỗ trợ lãi suất và tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước…

Đến năm 2025 xây dựng được khoảng 10 mô hình điểm HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả để từng bước nhân rộng. “Đặc biệt, khuyến khích các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng. Phát triển chuỗi giá trị nông sản gắn truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng từng bước nâng cao thu nhập cho các thành viên gắn xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững”-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.