27 sản phẩm hết thời hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có thông báo về việc hết thời hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP đối với 27 sản phẩm.

Theo đó, Giấy chứng nhận 42 sản phẩm OCOP được cấp cho các chủ thể theo Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 31-12-2019 của UBND tỉnh đã hết hiệu lực kể từ ngày 1-1-2023. Tuy nhiên, đến nay có 27/42 sản phẩm (6 sản phẩm 4 sao và 21 sản phẩm 3 sao) không tham gia đánh giá, phân hạng lại. Đáng chú ý, trong số các sản phẩm nói trên có một số cái tên rất nổi tiếng của Gia Lai như: Tiêu sọ Hữu cơ Lệ Chí, Khoai lang Lệ Cần, Bò khô Huy Vũ, Mật ong nguyên chất Phước Hỷ...

Du khách tham quan, mua sắm tại một điểm bán sản phẩm OCOP ở TP. Pleiku. Ảnh: Vũ Thảo
Du khách tham quan, mua sắm tại một điểm bán sản phẩm OCOP ở TP. Pleiku. Ảnh: Vũ Thảo

Vì vậy, theo quy định, các chủ thể sẽ không được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP (logo OCOP có gắn sao) để in, dán trên bao bì, nhãn mác đối với các sản phẩm của mình khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường kể từ ngày hết hiệu lực. Sau thời gian thông báo, nếu các chủ thể vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu OCOP trên sản phẩm đã hết thời hạn chứng nhận sẽ bị xử lý theo quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17-9-2020 của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực Chương trình OCOP của tỉnh) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định đối với các sản phẩm đã hết thời hạn giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan thông báo đến các chủ thể có sản phẩm hết thời hạn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP; tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm để được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu OCOP theo quy định.

Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp chủ thể vi phạm quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Danh sách 27 sản phẩm hết thời hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP

Có thể bạn quan tâm

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

null