Lễ cúng Khai Sơn ở các đình, miếu tại thị xã An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 19-2 (nhằm mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), 36 ngôi đình, miếu ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ cúng Khai Sơn.

Theo các cụ cao niên, cúng Khai Sơn chính là lễ cúng mở cửa rừng đầu năm. Thông qua lễ cúng nhằm cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật; đồng thời cầu xin mưa thuận gió hòa, sông suối hiền hòa, thủy sản sinh sôi nảy nở, gia súc, gia cầm độc bệnh tiêu trừ, nông dân được mùa cây trái, no đủ, đời sống bình an, một năm gặp nhiều điều may mắn.

Dưới đây là một số hình ảnh lễ cúng Khai Sơn ở các đình, miếu tại thị xã An Khê mà PV ghi lại được:

Tại An Khê trường thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, ông Trần Ngọc Hỷ (bìa trái)-Trưởng ban nghi lễ đình An Khê cùng các thành viên cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Tại An Khê trường thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, ông Trần Ngọc Hỷ (bìa trái)-Trưởng ban nghi lễ đình An Khê cùng các thành viên cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Lễ cúng Khai Sơn diễn ra theo nghi thức cúng đình truyền thống với nhạc lễ, dâng vật phẩm, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống vùng đất An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Lễ cúng Khai Sơn diễn ra theo nghi thức cúng đình truyền thống với nhạc lễ, dâng vật phẩm, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống vùng đất An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm, người dân quanh vùng đến chuẩn bị lễ vật, dâng cúng thần linh, các bậc tiền nhân đã có công khai mở đất đai, phù hộ cho người dân được bình an, ấm no hạnh phúc. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm, người dân quanh vùng đến chuẩn bị lễ vật, dâng cúng thần linh, các bậc tiền nhân đã có công khai mở đất đai, phù hộ cho người dân được bình an, ấm no hạnh phúc. Ảnh: Ngọc Minh
Dịp này, Ban nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng các bậc tiền nhân, dâng cúng vật phẩm do người dân trồng trọt, sản xuất lên các vị thần linh cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, mọi nhà. Ảnh: Ngọc Minh

Dịp này, Ban nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng các bậc tiền nhân, dâng cúng vật phẩm do người dân trồng trọt, sản xuất lên các vị thần linh cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, mọi nhà. Ảnh: Ngọc Minh

Theo tục xưa, sau phần cúng lễ thần linh, người đứng đầu ban nghi lễ đánh một hồi mõ báo hiệu với dân làng cúng Khai Sơn đã xong, cửa rừng được mở, người dân có thể lên rừng, ra đồng sản xuất, thu hái sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Theo tục xưa, sau phần cúng lễ thần linh, người đứng đầu ban nghi lễ đánh một hồi mõ báo hiệu với dân làng cúng Khai Sơn đã xong, cửa rừng được mở, người dân có thể lên rừng, ra đồng sản xuất, thu hái sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) dâng trà trước bàn thờ các vị thần linh. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) dâng trà trước bàn thờ các vị thần linh. Ảnh: Ngọc Minh

Tại miếu An Xuyên (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) lễ cúng Khai Sơn được thực hiện trong miếu và dâng cúng các vị thần linh 1 mâm cỗ chay với xôi, chè, hoa, quả nhang, đèn, trà, rượu trước cổng. Ảnh: Ngọc Minh

Tại miếu An Xuyên (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) lễ cúng Khai Sơn được thực hiện trong miếu và dâng cúng các vị thần linh 1 mâm cỗ chay với xôi, chè, hoa, quả nhang, đèn, trà, rượu trước cổng. Ảnh: Ngọc Minh

Kết thúc nghi thức cúng Khai Sơn, ông Trần Thái Dũng-Chánh bài Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chặt tượng trưng cành cây đặt trước ban cúng, thay lời cáo xin thần linh cho mở cửa rừng đầu năm gặp thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh

Kết thúc nghi thức cúng Khai Sơn, ông Trần Thái Dũng-Chánh bài Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chặt tượng trưng cành cây đặt trước ban cúng, thay lời cáo xin thần linh cho mở cửa rừng đầu năm gặp thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh

Sáng mùng 10 tháng Giêng, tại miếu Tân Chánh thuộc cụm đình Tân Lai, miếu Tân Lai, Tân Chánh (phường An Bình, thị xã An Khê) các cụ trong Ban nghi lễ đình Tân Lai tiến hành cúng Khai Sơn theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND phường An Bình, người dân trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Sáng mùng 10 tháng Giêng, tại miếu Tân Chánh thuộc cụm đình Tân Lai, miếu Tân Lai, Tân Chánh (phường An Bình, thị xã An Khê) các cụ trong Ban nghi lễ đình Tân Lai tiến hành cúng Khai Sơn theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND phường An Bình, người dân trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.