Lan tỏa phong trào trồng cây xanh ở buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trồng cây xanh đã trở thành việc làm thường xuyên của người dân ở nhiều ngôi làng trong tỉnh. Những mảng cây xanh ở khắp đường làng, ngõ xóm là kết quả sự chung tay của cả cộng đồng.
1. Làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) nằm trong lòng đô thị nhưng vẫn giữ được vẻ xanh mát, trong lành bởi những hàng cây xanh rợp bóng. Mặt trời vừa nhô lên phía đầu làng, chúng tôi theo chân già làng Hmrik đến mảnh đất trống cuối làng, cạnh giọt nước để tận mắt chiêm ngưỡng những gốc đa sừng sững, xù xì khoảng chục người ôm không xuể, tỏa bóng mát cả một không gian rộng lớn. Theo lời già Hmrik, những cây đa cổ thụ ấy được trồng từ bao giờ ngay cả người già nhất trong làng cũng không rõ. Người làng vẫn truyền tai nhau rằng chúng đã có từ khoảng 300 năm trước. “Ông cha mình từ xưa đã cùng nhau trồng cây bảo vệ dân làng khỏi thiên tai, đem đến cuộc sống ấm no, đủ đầy. Bởi vậy, người làng mình luôn biết giữ gìn và trồng thêm thật nhiều cây xanh”-già Hmrik tự hào kể.
Hàng năm, cứ vào dịp lễ, Tết hay ngày hội, già Hmrik lại vận động bà con trồng thêm một ít cây xanh xung quanh nhà rông hay dọc đường làng. Già Hmrik cùng những người có uy tín trong làng đã vận động một số cá nhân, tập thể tặng cây cho làng. Các loại cây có tán rộng và đẹp sẽ được đưa về trồng xung quanh nhà rông; bằng lăng, muồng hoàng yến… được trồng trên đường làng hoặc sân vận động. Ông Puih Nhin phấn khởi cho hay: “Chúng tôi đang hướng tới xây dựng làng du lịch cộng đồng. Du khách tới làng không chỉ được tìm hiểu về cồng chiêng hay điệu xoang mà còn được hòa mình vào không gian tươi mát của cây xanh.  Mình rất vui và tự hào vì đã góp phần tạo nên những cây xanh tươi tốt cho làng”.
Già làng Hmrik (làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) bên cây xanh tỏa bóng mát do dân làng trồng. Ảnh: Trần Dung
Già làng Hmrik (làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) bên cây xanh tỏa bóng mát do dân làng trồng. Ảnh: Trần Dung
2. Trong bài “Tết trồng cây”, đăng trên báo Nhân Dân số 2082, ngày 28-11-1959, Bác Hồ có viết: “Việc này (trồng cây-P.V) tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều… Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của Nhân dân ta…”. Theo lời Bác dạy, nhiều năm trở lại đây, 175 hộ dân ở làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) đã cùng nhau hưởng ứng các cuộc phát động trồng cây xanh của địa phương. Ngoài ra, dân làng cũng chủ động trồng cây xanh ở nơi công cộng, chăm sóc cây thật tốt để tạo môi trường sống trong lành. Anh Rah Lan Mur-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Lê Ngol-cho biết: “Để giúp làng mình ngày càng phát triển, Chi ủy đã chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận, các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, chúng tôi vận động bà con tích cực tham gia trồng cây xanh nhằm giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe con người”.
Mỗi năm, người dân Lê Ngol trồng thêm cây xanh trên mỗi đoạn đường làng, có năm lên tới vài trăm cây. Theo đó, đường làng dần rợp bóng mát, nhà rông thêm màu xanh. Năm nay, làng ra quân trồng cây đầu năm ở khuôn viên nhà văn hóa và đường làng. Cả làng vui mừng tiếp nhận 60 cây bằng lăng tím do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện cấp. “Chúng tôi rất vui mừng khi được tài trợ cây xanh để trồng. Khi đưa cây giống về đến làng, chúng tôi rất phấn khởi và cùng nhau bắt tay vào trồng. Hiện cây phát triển rất tốt, mỗi gia đình trong làng đều ý thức cao trong việc chăm sóc, tạo khuôn viên và môi trường xanh-sạch-đẹp và gần gũi thân thiện”-chị Rơlan Ayun-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Lê Ngol-chia sẻ.
Mỗi năm người dân Lê Ngol (xã Ia Tiêm) lại kiên trì trồng thêm cây xanh trên mỗi đoạn đường làng, có năm lên tới vài trăm cây. Ảnh: Trần Dung
Mỗi năm, người dân làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) lại trồng thêm cây xanh trên mỗi đoạn đường làng. Ảnh: Trần Dung
Anh Rah Lan Mur cho biết: Để môi trường trong lành hơn, hệ thống chính trị của làng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giữ vệ sinh môi trường, nhân rộng các mô hình tự quản vệ sinh môi trường tại khu dân cư. Trồng cây xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mặt khác, làng cũng sẽ đưa tiêu chí môi trường vào bình xét các danh hiệu thi đua, có cơ chế hỗ trợ, khen thưởng trong bảo vệ môi trường.
3. Nhiều năm nay, bà Rơ Lan Nir (làng C, xã Gào, TP. Pleiku) ngày ngày nhổ cỏ, bón phân cho hàng cây bằng lăng được trồng trước cửa nhà mình. Bà Nir cho biết: “Sau khi được địa phương tuyên truyền trồng cây xanh để thực hiện tiêu chí nông thôn mới, tôi cùng mọi người trồng và chăm sóc để chúng tươi tốt. Tôi nghĩ, trồng cây xanh vừa làm đẹp cho khuôn viên ngôi nhà của mình, vừa bảo vệ được môi trường xanh-sạch-đẹp cho cả làng”. 
Là người đi đầu, già làng Rơ Châm Ơm luôn ước mong làng sẽ có thêm nhiều không gian xanh. Hàng năm, ông vận động mỗi gia đình trồng thêm 2 hoặc 3 cây bằng lăng hoặc muồng hoàng yến trước nhà. Già Ơm cho rằng: “Mỗi người trồng một ít thì làng C sẽ rợp bóng cây xanh, giúp mọi người cảm giác mát mẻ, dễ chịu”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.