Làm giàu trên đất khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ chăm chỉ lao động, gia đình ông Sut (làng Mor, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu với nguồn thu 500-600 triệu đồng/năm.

Trước khi đến thăm nhà ông Sut, chúng tôi được ông Yung-Bí thư Đảng ủy xã Đak Tơ Ve-cho biết: Gia đình ông Sut giàu nhất ở xã đặc biệt khó khăn này. Gia đình ông có 2 căn nhà sàn khá rộng dựng bên cạnh nhau. Căn nhà thứ nhất được xây dựng cách đây hơn chục năm nhưng vẫn còn khá khang trang. Căn nhà thứ 2 được xem là to nhất xã đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bao quanh nhà là vườn cây xanh ngắt. Đã quá trưa nhưng ông và một số người vẫn đang xây các bức tường bê tông bao quanh nhà sàn. Ông bảo, ông xây tường bao quanh là để cất giữ nông sản an toàn, nhất là tránh mưa gió gây ẩm mốc.

Ông Sut bên chiếc máy gặt đập liên hợp của gia đình. Ảnh: Nhật Hào
Ông Sut bên chiếc máy gặt đập liên hợp của gia đình. Ảnh: Nhật Hào


Theo ông Sut, để có được thành quả này, vợ chồng ông đã trải qua rất nhiều vất vả. Lập gia đình năm 1982, vợ chồng ông được bố mẹ cho 1 ha đất trồng lúa rẫy. Với bản tính siêng năng, ông cùng vợ khai hoang thêm đất để mở rộng diện tích canh tác nhằm tăng thu nhập. Ông tâm sự: “Hồi đó, mình chỉ ăn cơm độn củ mì với rau rừng nhưng khỏe lắm. Cứ 5 giờ sáng, vợ chồng mình đã xách rìu đi phát rẫy tới tối mới về. Đến năm 1985, vợ chồng mình có thêm 1 ha đất. Tất cả đều trồng mì và lúa nên chẳng khi nào lo bị thiếu đói giáp hạt”.

Từ chỗ sản xuất đủ ăn, gia đình ông Sut có của dư để bán. Sau mỗi vụ thu hoạch, ông lại mua thêm đất để trồng bời lời. Năm 2007, ông mua 2.700 cây cao su giống về trồng. Thời điểm cao su cho thu hoạch, gia đình ông lãi 500-600 triệu đồng. Từ đó, ông có thêm tiền để tiếp tục mở rộng sản xuất. Đến năm 2014, ông có tổng cộng 15 ha đất sản xuất. Sau khi chia cho các con, ông còn 12 ha để canh tác, mỗi năm, ông lãi ít nhất 500-600 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn trồng xen một số cây ăn quả trong vườn cà phê. Đặc biệt, ông còn mua 2 chiếc máy cày và máy gặt đập liên hợp để phục vụ gia đình và bà con trong xã. Mỗi năm, gia đình ông thu thêm vài trăm triệu đồng từ công việc này.

Hiện ông vẫn còn canh tác 1 ha mì. Ảnh: Nhật Hào
Ông Sut cho biết, sau khi chia cho các con, ông còn 12 ha để canh tác, mỗi năm, lãi ít nhất 500-600 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hào


Có thu nhập cao, ông Sut làm nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt có giá trị. Ông cũng thường xuyên giúp đỡ dân làng khi khó khăn, hoạn nạn. Khi xã vận động đóng góp phòng-chống dịch Covid-19, ông tiên phong trong việc đóng góp gạo và rau củ quả. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ông đóng đầy đủ các khoản tiền do xã huy động để làm đường và phá bỏ hơn 100 cây cao su để hiến 600 m2 đất mở rộng đường vào khu sản xuất của xã.

Ông Trần Thành Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-đánh giá: Ông Sut là tấm gương điển hình về nỗ lực vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. Đặc biệt, khi xã vận động đóng góp cho công tác an sinh xã hội, ông luôn tiên phong thực hiện và vận động người thân cùng tham gia. Nhiều hoàn cảnh khó khăn cũng được ông giúp đỡ.

 

NHẬT HÀO
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null