Krông Pa mở rộng hệ thống kênh mương, chủ động nước tưới cho cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi Ia Mlah, chủ động nguồn nước tưới phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất của người dân, huyện Krông Pa đang triển khai đầu tư mở rộng tuyến kênh Chính và kênh N33 tiếp nước cho kênh N33 nối dài.

Đầu tháng 3-2025, UBND huyện Krông Pa ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình mở rộng kênh Chính, kênh N33 tiếp nước cho kênh N33 nối dài thuộc Công trình thủy lợi Ia Mlah. Dự án được thực hiện tại xã Chư Gu. Mục tiêu của dự án là mở rộng các tuyến kênh này để phục vụ nhu cầu nước cho khu dân cư và chủ động nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo được phê duyệt, quy mô đầu tư bao gồm việc mở rộng các đoạn kênh Chính (tổng chiều dài khoảng gần 1,5 km) và kênh N33 (tổng chiều dài khoảng 250m) cùng với các công trình trên kênh như cống qua đường, cống cầu kênh, cống máng thép chữ U... tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5,2 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư được xác định từ nguồn kinh phí bổ sung (do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển năng lượng Thành Nguyên bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng) và ngân sách huyện Krông Pa. Dự án được thực hiện trong năm 20255 do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Krông Pa làm chủ đầu tư.

thuy-loi.jpg
Huyện Krông Pa đang xây dựng công trình mở rộng kênh Chính, kênh N33 tiếp nước cho kênh N33 nối dài thuộc Công trình thủy lợi Ia Mlah. Ảnh: Lê Nam

Ông Trần Ngọc Khôi-Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Krông Pa cho biết: “Hiện nay dự án đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Dự kiến đến cuối tháng 6-2025 công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Giải pháp thi công là tận dụng đoạn kênh Chính cũ đã có, kẹp thêm một tuyến kênh mới chạy sát kênh cũ để tiếp nước về kênh N33 nối dài. Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn cho công trình và tăng khả năng chủ động trong điều tiết nước”.

Cánh đồng Chư Gu (xã Chư Gu) có diện tích gần 100 ha, là nơi sản xuất chủ yếu của người dân các buôn Tơ Nia, Chư Bang, Chư Jut và Tập đoàn 4+5. Tuy nhiên, do hệ thống kênh dẫn nước từ thủy lợi Ia Mlah về nhỏ lại ở cuối kênh nên lượng nước rất ít vào vụ Đông Xuân. Hàng năm, tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra khiến nhiều hộ nông dân tại khu vực gặp khó khăn. Ông Ksor Da-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Chư Bang-cho biết: “Gia đình tôi có hơn 0,5 ha ruộng trồng lúa nhưng nguồn nước thường thiếu nên việc sản xuất rất bấp bênh. Năm nay, Nhà nước đầu tư mở rộng thêm tuyến kênh dẫn nước, bà con chủ động việc sản xuất nên rất mừng".

Theo ông Ksor Nhói-Chủ tịch UBND xã Chư Gu, trước đây người dân chỉ sản xuất bằng nguồn nước từ trạm bơm Chư Gu nhưng hiệu quả không cao do nước không ổn định. Từ năm 2010, công trình thủy lợi Ia Mlah được đưa vào sử dụng, nước bắt đầu được dẫn về cánh đồng Chư Gu. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương quá nhỏ, dẫn đến nguồn nước về không đủ, nhiều diện tích rơi vào cảnh khô hạn. “Việc nâng cấp tuyến kênh dẫn nước lần này là rất thiết thực, giúp người dân chủ động sản xuất, đặc biệt trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Khi hoàn thành, công trình sẽ đảm bảo nước tưới ổn định cho khoảng 180 ha cây trồng, trong đó có 100 ha lúa 2 vụ và 80 ha hoa màu”-ông Ksor Nhói cho biết.

ho-chua-phu-can-co-ban-dam-bao-cung-cap-nuoc-cho-nguoi-dan-san-xuat-va-dam-bao-an-toan-mua-mua-lu.jpg
Hồ chứa Phú Cần cơ bản đảm bảo cung cấp nước cho người dân sản xuất và đảm bảo an toàn mùa mưa lũ. Ảnh: Lê Nam

Trên địa bàn huyện Krông Pa hiện có 8 công trình thủy lợi gồm: 3 hồ chứa, 4 đập dâng và 1 trạm bơm điện. Các công trình này có tổng diện tích tưới theo thiết kế là 1.565 ha, trong đó có 1.085 ha lúa và 480 ha cây công nghiệp ngắn ngày. Đáng chú ý, huyện còn có công trình thủy lợi Ia Mlah do Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý, với năng lực tưới lên đến 5.150 ha cây trồng. Đây là nguồn cung cấp nước quan trọng, góp phần duy trì sản xuất ổn định trong điều kiện khí hậu đặc thù của Krông Pa, nơi có thời tiết khô nóng, lượng mưa ít và phân bố không đều.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết: “Thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục rà soát, để đề xuất đầu tư nâng cấp, nạo vét và mở rộng thêm nhiều tuyến kênh mương nội đồng nhằm giảm thất thoát nước, tăng diện tích tưới. Mục tiêu là bảo đảm nước tưới ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, chuyển đổi cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, nhằm giảm áp lực lên hệ thống thủy lợi, hướng đến nền nông nghiệp bền vững và thích ứng cao hơn với thiên tai, biến đổi khí hậu”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 5 thủ tục hành chính và bãi bỏ v1 thủ tục hành chính trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: Minh hoạ

Công bố danh mục 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ​công bố danh mục 6 TTHC sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.