Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, những tháng đầu năm 2025, các sông suối trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước. Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 có khả năng xảy ra hạn hán cục bộ tại một số địa phương không chủ động nguồn nước và xa các công trình thủy lợi. Từ nửa cuối tháng 3, khả năng cao xảy ra hạn hán trên diện rộng tại các địa phương trong tỉnh.

1huyen-dang-tich-cuc-phoi-hop-voi-don-vi-quan-ly-dieu-hanh-cong-trinh-ho-thuy-loi-ia-ring-dieu-tiet-nuoc-hop-ly-theo-phuong-an-da-duoc-phe-duyet-nham-tranh-tranh-chap-nguon-nuoc-giua-cac-cay-trong.jpg
Huyện Chư Sê đang tích cực phối hợp với đơn vị quản lý, điều hành công trình hồ thủy lợi Ia Ring điều tiết nước hợp lý theo phương án đã được phê duyệt nhằm tránh tranh chấp nguồn nước giữa các cây trồng. Ảnh: Q.T

Nguy cơ xảy ra hạn hán càng hiện hữu trên địa bàn huyện Chư Sê khi hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố sụt lún vào giữa tháng 11-2024. Sau sự cố, hồ thủy lợi Ia Ring còn khoảng 4 triệu m3/10 triệu m3 dung tích thiết kế. Hàng ngàn ha cây trồng tại xã Dun, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Glai, Ia Blang và thị trấn Chư Sê đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới khi bắt đầu bước vào những tháng cao điểm của mùa khô.

Theo ông Nguyễn Hữu Tỵ-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Dự lường trước nguy cơ thiếu nước tưới và sinh hoạt, huyện tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng đơn vị khai thác vận hành công trình xây dựng phương án sản xuất phù hợp với thực tế lượng nước tại hồ chứa nước Ia Ring.

Đồng thời, tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là những diện tích lúa nước có nguy cơ xảy ra hạn sang trồng các loại cây chịu hạn tốt hơn.

Cùng với đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn nước từ hồ chứa Ia Ring chủ động tìm thêm nguồn tưới khác cho cây cà phê, hồ tiêu…

Trên thực tế, đơn vị quản lý, khai thác hồ thủy lợi Ia Ring đã xây dựng phương án điều tiết nước từ công trình về các kênh mương chậm hơn 1 đợt so với trước đây. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước cục bộ ở cuối kênh đã xuất hiện do lượng nước điều tiết về không đủ so với nhu cầu tưới của người dân.

Trước Tết, nước từ hồ thủy lợi Ia Ring chưa có, anh Kpuih Lâm (làng Ngol Ser, thị trấn Chư Sê) tận dụng nguồn nước giếng sinh hoạt của gia đình để tưới cho gần 500 cây cà phê. Tuy nhiên, nguồn nước giếng không đảm bảo, anh Lâm phải mất hơn 2 ngày đêm mới tưới xong.

Anh chia sẻ: “Từ khi có nước từ công trình thủy lợi thì đây là năm đầu tiên thiếu nước. Đây mới chỉ là đợt tưới thứ 2, nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài thì không biết lấy nước ở đâu để tưới cho vườn cây đang trong giai đoạn ra hoa, kết trái”.

1theo-anh-kpui-lam-hien-tuong-thieu-nuoc-tu-kenh-muong-thuy-loi-ho-ia-ring-da-xuat-hien-du-day-chi-la-dot-nuoc-ve-dau-tien-tren-kenh-nay.jpg
Theo anh Kpui Lâm, hiện tượng thiếu nước từ kênh mương thủy lợi hồ chứa Ia Ring đã xuất hiện dù đây chỉ là đợt nước về đầu tiên trên kênh này. Ảnh: Quang Tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, vụ Đông Xuân 2023-2024, tổng diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán là hơn 238 ha; trong đó, cây cà phê bị thiệt hại lớn nhất với hơn 220 ha. Ước tổng thiệt hại do hạn hán gây ra hơn 26,2 tỷ đồng.

Không chỉ chịu ảnh hưởng của hồ thủy lợi Ia Ring, diễn biến thời tiết cực đoan trong thời gian qua đã khiến mực nước tại các suối, ao hồ, giếng đều thấp hơn so với mọi năm. Điều này khiến không ít nông dân lo lắng và đang phải căng mình để tìm nguồn nước tưới cho vườn cây của gia đình.

Dù mới chỉ bước vào đợt tưới thứ 2 nhưng giếng nước phục vụ tưới cho khoảng 1.000 cây cà phê của gia đình anh Lê Thanh Hoàng (làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê) đã xuống thấp, mỗi lần tưới chỉ được hơn 3 tiếng đồng hồ. “Mới chỉ tưới đợt 2 nhưng đã khan hiếm nước. Tôi phải thức xuyên đêm để đợi nước tưới cho vườn cây”-anh Hoàng nói.

Về giải pháp phòng-chống hạn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin: “Huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai điều tiết cung cấp nước theo phương án đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

Đồng thời, huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương, các tổ thủy nông đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt và tưới cho các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu…

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cũng như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp để chống hạn hiệu quả”.

Có thể bạn quan tâm

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

(GLO)- Chiều 4-2, tại hẻm 502 đường Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku) Công an phường Hội Phú phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai tổ chức bàn giao một cá thể tê tê thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chuyên môn chăm sóc để thả về tự nhiên.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.