(GLO)- Tỉnh Gia Lai (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính mà còn mở ra không gian phát triển rộng lớn, hài hòa giữa miền núi và đồng bằng.
Phóng viên Báo Gia Lai đã ghi lại cảm xúc, kỳ vọng và ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên và người dân về thời khắc lịch sử này.
Với không gian phát triển rộng lớn, hài hòa giữa miền núi và đồng bằng tỉnh Gia Lai (mới) sẽ kiến tạo nhiều cơ hội phát triển chưa từng có. Ảnh: NGUYỄN DŨNG
● Ông HÀ SƠN NHIN - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (cũ):
Đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận cơ hội phát triển
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về sáp nhập, sắp xếp lại đơn vị hành chính là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bối cảnh phát triển hiện tại của đất nước cũng như xu thế của khu vực và quốc tế trong thời đại mới. Đây là bước đi mang tầm chiến lược, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh, bền vững và hội nhập sâu rộng hơn.
Trong thời gian tới, với việc mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, yêu cầu đặt ra với đội ngũ lãnh đạo là phải thực sự có tầm nhìn, có tâm và công bằng vì sự phát triển chung của tỉnh. Mỗi địa phương có tiềm năng, thế mạnh riêng cần được khai thác hài hòa, kế thừa những quy hoạch cũ và cập nhật những quy hoạch mới phù hợp hơn. Vùng đồng bằng, miền núi hay vùng biên giới, nơi nào cũng phải có cơ hội để phát triển, đúng theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng, không có “tỉnh anh, tỉnh tôi” mà chỉ có một tập thể đoàn kết với mục tiêu “Vì nhân dân phục vụ”. Trong đó, cần có sự ưu tiên, quan tâm hơn nữa đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới để đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận cơ hội phát triển. Cán bộ phải có tư duy nhanh nhạy, giữ vững bản lĩnh để phục vụ nhân dân tốt hơn. Sau khi sáp nhập tỉnh, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công tác cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
Gia Lai là địa bàn có tính đặc thù. Vì vậy, việc sắp xếp, bố trí công việc cần phù hợp với đặc điểm địa bàn rộng lớn, có biên giới. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh biên giới là điều kiện tiên quyết để tạo môi trường ổn định, thu hút đầu tư, phát triển KT-XH toàn diện.
Tôi kỳ vọng và tin tưởng các đồng chí lãnh đạo tỉnh sau sáp nhập sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đưa tỉnh Gia Lai phát triển nhanh về KT-XH, vững về quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
● Ông TRẦN VĂN NHẪN, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (cũ):
Tỉnh Gia Lai (mới) sẽ phát huy được thế và lực mạnh hơn
Việc hợp nhất hai tỉnh Bình Định - Gia Lai thành tỉnh Gia Lai (mới) mở ra thời kỳ phát triển mới với không gian rộng lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy liên kết vùng, phát triển KT-XH bền vững.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đã được đào tạo bài bản hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, cả hai tỉnh trước hợp nhất đều đã có những nền tảng đáng kể trong việc triển khai chính quyền số, kinh tế số, xã hội số... tạo thuận lợi cho việc kết nối, điều hành, phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là khi cả tỉnh Gia Lai hiện có đến 135 xã, phường.
Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku hoàn thành, đây sẽ tạo cú hích cho giao thương, du lịch, logistics và phát triển kinh tế vùng. Hơn nữa, khi hai tỉnh hợp nhất, với tiềm lực vốn có đã rất khá, tỉnh Gia Lai (mới) sẽ có nền tảng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, đi cùng cơ hội phát triển thì cũng có không ít thách thức. Hiện địa bàn tỉnh Gia Lai rộng hơn, dân cư đông hơn, trong đó có nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi mong rằng tỉnh mới cần ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, kết nối giao thông, đồng thời chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Một vấn đề then chốt là sớm quan tâm đào tạo thêm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở xã, phường mới phù hợp với yêu cầu thể chế mới, bởi họ không chỉ cần chuyên môn, mà còn cần có kỹ năng quản trị, tư duy đổi mới, phục vụ nhân dân toàn tâm toàn ý. Đây là nhân tố quyết định để các chủ trương, chính sách, đường lối phát triển của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi hiệu quả tại địa phương.
Tôi tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của các cấp chính quyền và đoàn kết, ủng hộ của toàn dân, tỉnh Gia Lai sẽ phát huy được những tiềm năng, thế mạnh đặc thù, chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, trở thành địa phương có vai trò động lực trong phát triển vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
● Anh NGUYỄN CHÍ HIẾU, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Gia Lai (cũ):
Chung tay nỗ lực vì sự phát triển toàn diện, đồng hành kiến tạo tương lai
Cũng như mọi cán bộ, đảng viên và người dân, tôi kỳ vọng việc sắp xếp bộ máy theo hướng “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” sẽ góp phần xóa bỏ những rào cản lâu nay kìm hãm sự phát triển của đất nước. Từ đó, tiết kiệm ngân sách, tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực, tạo đột phá trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội…
Việc đơn vị hành chính mới đi vào vận hành tất nhiên sẽ có những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đây là điều bình thường khi chúng ta đang làm những việc mới, chưa có tiền lệ và kinh nghiệm. Đảng đã có nghị quyết, chủ trương, giải pháp rõ ràng, vấn đề còn lại nằm ở trách nhiệm, nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay, từng cán bộ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, nhất là năng lực tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Bình Định và Gia Lai từ lâu đã có sự gắn bó về địa lý, lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng. Việc sáp nhập 2 tỉnh sẽ tạo lợi thế to lớn về không gian phát triển KT-XH, thu hút nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát huy bản sắc văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế… Điều quan trọng là cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ phải giữ vững niềm tin, tiên phong và phát huy tinh thần đại đoàn kết, chung tay nỗ lực vì sự phát triển toàn diện, đồng hành cùng Đảng và Nhà nước kiến tạo tương lai, cùng tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
● Ông NGUYỄN PHẠM KIÊN TRUNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định (cũ):
Tạo đột phá trong phát triển du lịch
Tỉnh Gia Lai (mới) có diện tích tự nhiên lên đến 21.576 km2, đứng thứ 2 cả nước và tăng gấp hơn 3,5 lần so với diện tích tỉnh Bình Định trước đây. Với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên vừa có hàng chục nghìn héc ta rừng vừa có hàng trăm cây số bờ biển; đa dạng về văn hóa với nhiều cộng đồng dân tộc anh em sinh sống; có cửa khẩu biên giới với Campuchia; có 2 sân bay trong đó sân bay Phù Cát đang nâng cấp lên sân bay quốc tế; có khí hậu lệch mùa của Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây... chắc chắn sẽ tạo cho tỉnh Gia Lai (mới) nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú hơn và dư địa phát triển cho ngành du lịch cũng rất lớn.
Để khai thác tốt tiềm năng du lịch của tỉnh Gia Lai (mới), Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch Bình Định và Gia Lai sẽ sớm chủ động làm đầu mối tổ chức các cuộc famtrip và cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cho cộng đồng DN du lịch của tỉnh Gia Lai mới để trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ thông tin, hợp tác kinh doanh, xây dựng kế hoạch mục tiêu cho phát triển du lịch của Gia Lai mới.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ các bộ sản phẩm du lịch phù hợp cho các thị trường; xây dựng thương hiệu và nhận diện cho du lịch của tỉnh Gia Lai mới phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cho địa phương. Kiến nghị với lãnh đạo tỉnh và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, quy hoạch vùng sản phẩm du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành du lịch Gia Lai trong thời gian tới.
Sự đa dạng sinh học và địa hình trong Vườn quốc gia Kon Ka Kinh phù hợp với nhiều loại hình khám phá, trekking, hiking. Ảnh: HOÀNG NGỌC
● Ông NGUYỄN TUẤN, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN tỉnh Gia Lai (cũ):
Xây dựng một nền kinh tế mới năng động hơn
Chủ trương sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng DN. Đây là một bước đi chiến lược bởi 2 địa phương có những thế mạnh riêng biệt, có thể bổ sung và hỗ trợ nhau một cách hài hòa. Gia Lai mạnh về kinh tế nông nghiệp, năng lượng; trong khi Bình Định nổi bật về công nghiệp chế biến, logistics và du lịch.
Việc sáp nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành chuỗi liên kết kinh tế khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Trong đó, lợi thế về hạ tầng giao thông của Bình Định, đặc biệt là hệ thống đường sắt, đường biển và đường bộ sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển.
Trước đây, hàng hóa của DN ở Gia Lai chủ yếu phải chuyển bằng đường bộ xuống các cảng ở TP Hồ Chí Minh hoặc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vừa xa vừa tốn kém. Khi có thể sử dụng cảng Quy Nhơn, một trong những cảng biển quan trọng ở miền Trung, chi phí logistics sẽ giảm, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản và hàng hóa địa phương.
Hiệp hội DN tỉnh Gia Lai (cũ) sẽ kết nối với cộng đồng DN tỉnh Bình Định (cũ), đồng thời dẫn dắt DN Gia Lai (cũ) liên kết theo từng ngành hàng, từng nhóm sản phẩm. Từ đó hình thành các chuỗi sản xuất - tiêu thụ hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.
Tôi kỳ vọng sau khi sáp nhập, cộng đồng DN tỉnh Gia Lai mới sẽ tiếp tục đoàn kết vì lợi ích chung, cùng khai thác hiệu quả tiềm năng liên kết rừng - biển. Từ đó, xây dựng một nền kinh tế mới năng động hơn, làm giàu cho DN, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững tỉnh Gia Lai mới.
● Bà NGUYỄN THỊ THÀNH, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Gia Lai (cũ):
Sự đồng lòng chắc chắc sẽ tạo ra bước phát triển vượt bậc cho quê hương
Qua thông tin từ báo đài, tôi cập nhật thường xuyên chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sáp nhập các tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Gia Lai và Bình Định. Hai tỉnh nhập lại vừa có núi, vừa có biển, tạo lợi thế lớn trong phát triển, nhất là khi tỉnh Gia Lai mới có đến 2 sân bay, ngoài ra còn có 1 tuyến cao tốc sẽ khởi công.
Cũng có một số khó khăn khi sáp nhập nhưng theo tôi thuận lợi nhiều hơn. Từ bao lâu nay, người Bình Định lên làm ăn, lập nghiệp ở Gia Lai rất đông và đã xem đây là quê hương thứ 2. Quê tôi ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (cũ). Anh em, họ hàng, con cháu tôi đang sinh sống ở Bình Định rất đông, khi 2 tỉnh sáp nhập thì tỉnh Gia Lai mới sẽ là quê hương chung. Sự đồng lòng này chắc chắc sẽ tạo ra bước phát triển vượt bậc cho tỉnh Gia Lai mới.
● Ông ĐINH XUÂN BỀN, người H’re, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định (cũ):
Phát triển bền vững mới là điều cốt lõi
Sự đổi thay lớn của quê hương khiến tôi bồi hồi, nhiều cảm xúc đan xen. Song, tôi tin rằng, đây chính là cơ hội để tỉnh mới phát triển, xóa bỏ những ranh giới địa hành chính cũ, tạo thành một hành lang Đông - Tây rộng mở, cơ hội để kết nối các vùng miền phát triển mạnh mẽ, có thể khai thác tối đa mọi tiềm năng.
Ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cuộc sống người dân còn còn nhiều khó khăn, nhất là đường sá cách trở, nước sạch thiếu thốn, sinh kế bấp bênh, con em thiếu điều kiện học tập và việc làm... Tôi kỳ vọng rằng chính quyền tỉnh Gia Lai mới sẽ triển khai thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây không chỉ là nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu, mà còn là cơ hội để nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sinh kế, đào tạo nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương. Từ đó, giúp tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, tinh thần cho bà con.
Trong niềm tâm thế, háo hức đón chờ một hình hài quê hương mới, tôi xin gửi gắm đến lãnh đạo tỉnh rằng phát triển là điều cần thiết, nhưng phát triển bền vững mới là điều cốt lõi. Hãy phát triển để khi nhìn lại, chúng ta có thể tự hào nói rằng: Sáp nhập không chỉ là sự gộp lại của địa giới hai tỉnh, mà đó là sự đồng lòng của cả một cộng đồng hướng tới tương lai chung, một tỉnh Gia Lai mới, hội nhập, giàu bản sắc và bền vững. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cần chú trọng xây dựng một bộ máy chính quyền mới thật sự năng động, liêm chính, luôn gần dân, sát dân, để người dân thật sự thấy mình là chủ nhân của những sự thay đổi lớn đó.
● Già làng NAY KA, người Jrai, ở buôn Phu Ma Nher 2, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (cũ):
Cần ưu tiên phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Từng chứng kiến nhiều đợt điều chỉnh đơn vị hành chính qua các thời kỳ, tôi cho rằng, việc Đảng, Nhà nước xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc tinh gọn bộ máy tạo điều kiện phục vụ người dân tốt hơn.
Xã Ia Sao mới hình thành trên cơ sở sáp nhập xã Ia Rtô với xã Ia Sao cũ. 2 xã này trước đây là 1, chỉ mới tách ra từ năm 1998. 2 xã tương đồng về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Vì vậy, khi sáp nhập sẽ mở rộng không gian phát triển hài hòa, giúp KT-XH địa phương khởi sắc hơn.
Tôi mong bộ máy chính quyền mới sẽ phục vụ người dân tốt nhất. Muốn vậy, cán bộ xã phải là những người có năng lực, đạo đức để đáp ứng yêu cầu công việc mới, giúp người dân giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, không phải đi lại nhiều nơi, mất nhiều thời gian, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Để chính quyền địa phương 2 cấp vận hành thông suốt nên có một kênh tiếp nhận phản ánh của người dân nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.
Tôi kỳ vọng lãnh đạo tỉnh Gia Lai (mới) tiếp tục quan tâm, ưu tiên phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo các địa phương được phát triển đồng đều, cùng hưởng lợi từ các chính sách. Đặc biệt, cần thu hút đầu tư vào Cụm Công nghiệp Ia Sao để tạo thêm việc làm cho người dân, hạn chế tình trạng bà con phải rời quê đi làm ăn xa, vừa bấp bênh cuộc sống, vừa ảnh hưởng đến sự gắn kết gia đình và cộng đồng.
(GLO)- Sáng 1-7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (phường Quy Nhơn), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ nhất để công bố các nghị quyết về nhân sự; xem xét, quyết định các nội dung do Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trình.
Ông Trump xác nhận đã tìm được nhóm mua TikTok, dự kiến công bố trong hai tuần tới. Ứng dụng này hiện đang đối mặt với nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không bán tài sản của công ty trên đất Mỹ.
(GLO)- Nhân chuyến dự và chỉ đạo Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại tỉnh Gia Lai, sáng 30-6, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, làm việc với phường Quy Nhơn.
(GLO)- Sáng 30-6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP. Quy Nhơn), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
(GLO)- Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích các công tố viên ở Israel về phiên tòa xét xử tham nhũng mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phải đối mặt, ông cho rằng vấn đề này đang cản trở việc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza.
(GLO)- Ngày 28-6, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND về việc công bố 2 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định, dù bỏ cấp huyện, mọi tiếng nói người dân vẫn được lắng nghe, không ai bị bỏ lại trong bộ máy chính quyền mới.
(GLO)- Chiều 27-6, tại TP. Pleiku, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 2 đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức Công đoàn.
(GLO)- Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp.
Cảng vụ hàng không miền Bắc vừa có báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, trong đó chỉ ra nguyên nhân ban đầu về sự cố 2 tàu bay va chạm tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.
(GLO)- Chiều 27-6, Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh và Công đoàn UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố quyết định tinh gọn bộ máy tổ chức công đoàn cơ sở. Đồng thời, chuyển giao 2.426 đoàn viên công đoàn về Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai
(GLO)- Chiều 27-6, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ông Lê Duy Định-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh giá: Sau 2 ngày thi, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
(GLO)- Ngày 27-6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 440/QĐ-UBND tạm thời chuyển các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Pleiku thành các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh.
Xung đột giữa Israel và Iran không thuần túy xoay quanh vấn đề vũ khí hạt nhân, mà cốt lõi là phá vỡ liên minh các lực lượng chống đối Israel và phương Tây.
(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
(GLO)- Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, chiều 26-6, tỉnh Gia Lai có 2 thí sinh tự do bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng trong buổi thi môn Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
(GLO)- Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(GLO)- Sáng 25-6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai (mới) tổ chức hội nghị bàn giao Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện về Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực và công bố quyết định giải thể, tổ chức lại Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.