Ia Grai đẩy mạnh liên kết sản xuất nông sản an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nông dân đến các hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang đẩy mạnh liên kết sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, UTZ, Organic nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hướng đến canh tác bền vững.

Năm 2018, anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình Tân Hợp, xã Ia Yok) mạnh dạn phá bỏ vườn cà phê già cỗi để đầu tư xây dựng nhà màng trồng thử nghiệm dâu tây trên diện tích hơn 3 sào. Thấy cây dâu tây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên anh nhân rộng mô hình này. Đến nay, anh Hảo có 3 vườn dâu tây với tổng diện tích khoảng 2,2 ha trồng trong nhà màng và trồng tự nhiên ngoài trời. Anh Hảo cho biết: “Tôi đầu tư mô hình này nhằm hướng đến du lịch sinh thái. Khách đến vườn có thể vừa tham quan, vừa trải nghiệm chăm sóc, thu hoạch và thưởng thức những trái dâu tây sạch, an toàn. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, vườn dâu tây mang lại cho gia đình trên 500 triệu đồng. Khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có lúc nhà vườn đón 400-500 lượt khách vào dịp cuối tuần và ngày lễ. Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi chuyển qua bán sản phẩm thông qua các đơn đặt hàng. Đầu tháng 12-2021, 3 vườn dâu tây của tôi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dự kiến vào dịp Tết Nhâm Dần, tôi sẽ mở cửa trở lại để đón du khách”.

 Người dân huyện Ia Grai thu hoạch cà phê niên vụ 2020-2021. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai thu hoạch cà phê niên vụ 2020-2021. Ảnh: Lê Nam


Cà phê cũng là cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai với khoảng 15.750 ha kinh doanh. Để sản xuất cà phê bền vững, người dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đã từng bước thay đổi phương thức canh tác, trong đó tập trung liên kết sản xuất theo hướng VietGAP, 4C, UTZ, Rainforest Alliance. Đến nay, toàn huyện có 7.367 ha có chứng nhận 4C, 6.293 ha có chứng nhận UTZ, 300 ha có chứng nhận VietGAP.

Ông Phan Văn Hoàng-Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh-dịch vụ nông nghiệp Tâm Thành (xã Ia Hrung) cho hay: Hợp tác xã có 157 thành viên canh tác 350 ha cà phê. Từ năm 2012, HTX liên kết với Công ty TNHH Nestle Việt Nam tại Tây Nguyên sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, mỗi năm cung cấp cho doanh nghiệp khoảng 700-800 tấn cà phê nhân xô. Ngoài ra, HTX cũng ký kết với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn Rainforest Alliance. Việc ký kết này nằm trong khuôn khổ Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước giai đoạn 2021-2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hợp tác xã sẽ cung cấp 100 tấn cà phê tươi hoặc có thể lên đến 200-300 tấn cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. “Tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê chất lượng cao, HTX được hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khâu vận chuyển tiêu thụ. Ngoài việc thu mua cà phê theo giá thị trường, Công ty sẽ cộng thưởng tối đa 2.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng cà phê chín đạt tiêu chuẩn”-ông Hoàng thông tin.

 Huyện Ia Grai có 1.962 ha cây trồng được chứng nhận VietGAP, 7.367 ha có chứng nhận 4C, 6.293 ha có chứng nhận UTZ và 12.950 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, Rainforest Alliance.
Mô hình sản xuất dâu tây theo hướng hữu cơ của gia đình anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình Tân Hợp, xã Ia Yok) cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Nam


Cũng theo ông Hoàng, từ khi tham gia sản xuất cà phê 4C, người dân nắm bắt được quy trình canh tác tiêu chuẩn, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tại, năng suất cà phê ổn định ở mức 3,5-5 tấn nhân/ha, riêng với những diện tích mới tái canh có thể đạt trên 6 tấn nhân/ha.

Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất truyền thống qua sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, nông nghiệp hữu cơ… giúp cho cây trồng phát triển bền vững. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn người dân thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

LÊ NAM
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null