Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 274/SNNPTNT-CCCNTY về việc hướng dẫn hoạt động sản xuất, lịch thời vụ nuôi trồng, khai thác, biện pháp xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025.

Theo đó, với hình thức nuôi chuyên canh theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến hoặc nuôi ghép có thể thả nuôi hai vụ (vụ Xuân từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 7, tháng 8; vụ Thu từ tháng 7, tháng 8 đến tháng 11, tháng 12 hoặc có thể kéo dài đến tháng 1, tháng 2 năm sau). Nuôi kết hợp, luân canh cá-lúa (lúa vụ Đông-Xuân thông thường thả nuôi vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, khi cây lúa đã lớn và mực nước trên mặt ruộng đáp ứng trên 20cm). Nuôi quảng canh, vùng bán ngập chỉ nên nuôi một vụ vào mùa mưa (từ tháng 5, tháng 6 đến tháng 10, tháng 11). Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống khuyến khích người dân mở rộng nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế, nhu cầu tiêu thụ cao như: diêu hồng, rô phi, lóc, tôm càng xanh và các giống đặc sản như: lăng, thát lát,…

mo-hinh-nuoi-ca-long-be-cua-htx-nong-nghiep-va-dich-vu-dak-krong-dak-doa.jpg
Mô hình nuôi cá lồng bè của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong, Đak Đoa. Ảnh: Lê Nam

Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng và tình hình dịch bệnh của thủy sản nuôi; xử lý đúng kỹ thuật khi xảy ra bệnh và thông báo ngay đến cơ quan chuyên môn địa phương khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, dịch bệnh xảy ra trong nuôi trồng thủy sản để theo dõi, phối hợp xử lý. Đối với nuôi lồng bè cần lưu ý vào thời điểm mưa nhiều, có khả năng gây bão, lũ cần gia cố hệ thống lồng bè, thu hoạch sớm các lồng có kích cỡ cá có thể thu hoạch để tránh thất thoát khi xảy ra lũ trên các con sông, hồ chứa, hồ thủy lợi, thủy điện do việc xả nước, điều tiết nước ở các hồ thủy lợi. Thời điểm nắng nóng mực nước xuống thấp, cần di chuyển lồng bè đến khu vực có mực nước cao hơn, nơi thông thoáng, giảm 30-40% khẩu phần ăn, bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Về hoạt động khai thác thủy sản, đánh bắt cá cần phải tuân thủ theo đúng quy định: nghiêm cấm khai thác đánh bắt thủy sản có tính chất “tận diệt”, có tác hại lâu dài, đẩy các vùng nước thành “vùng nước chết” như: chất nổ, xung điện, chất độc... Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND huyện Chư Păh, Kông Chro, thị xã Ayun Pa tiếp tục tổ chức thực hiện tuyên truyền vận động người dân khai thác thủy sản có trách nhiệm, thực hiện theo quy định khu vực cấm khai thác trong phạm vi và đối tượng chính được bảo vệ theo đúng quy định. Trong đó, danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời gian ở vùng nội địa trên địa bàn tỉnh gồm: Khu vực sông Ba (phạm vi ven bờ đoạn sông chảy qua thị xã Ayun Pa; xã Yang Nam, huyện Kông Chro thời hạn cấm từ 1/4 đến 15/8 hàng năm); khu vực hồ Ia Ly phạm vi toàn bộ lòng hồ, phía Gia Lai giới hạn bởi chân thác Ia Ly thời hạn cấm 1/4-31/5 hàng năm, đối tượng chính được bảo vệ cá thát lát (Chitala sp), cá duồng bay (Cosmochilus harmandi), cá ngựa xám (Tor tambroides).

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.