Hội thảo triển khai thích ứng với quy định không gây mất rừng của châu Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 9-4, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) tổ chức hội thảo “Triển khai hành động thích ứng với quy định của châu Âu về không gây mất rừng (EUDR) tại Gia Lai”.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo: Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT); Công ty JDE; lãnh đạo UBND, phòng nông nghiệp và PTNT/phòng kinh tế, hạt Kiểm lâm các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ, Kbang, TP. Pleiku và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh “Hội thảo triển khai hành động thích ứng với quy định của châu Âu về không gây mất rừng (EUDR) tại Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh “Hội thảo triển khai hành động thích ứng với quy định của châu Âu về không gây mất rừng (EUDR) tại Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Trình bày tại hội thảo, Tiến sĩ Trương Tất Đơ-đại diện Cục Lâm nghiệp cho biết, ngày 16-5-2023 Hội đồng châu Âu thông qua dự luật “Quy định EUDR”. Các yêu cầu chính của EUDR gồm: đảm bảo hợp pháp-tính truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đảm bảo không gây mất rừng, suy thoái rừng; có vị trí tọa độ địa lý, diện tích thửa đất canh tác; có cơ chế chia sẻ và phản hồi thông tin để phục vụ cho việc thẩm định. Hiện nay, nhóm hàng hóa chịu tác động ban đầu gồm: gỗ; đậu nành; cao su; dầu cọ; ca cao; gia súc; cà phê. Giá trị xuất khẩu lâm sản sang thị trường một số thị trường như: tỷ lệ và kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ và cao su sang EU không lớn nhưng các thị trường nhập khẩu chính (Hoa Kỳ, Nhật…) có xu hướng áp dụng cơ chế tương tự EUDR trong tương lai. Nếu Việt Nam thực hiện tốt các cam kết quốc tế (EUDR, VPA, COP, Glasgow,…) sẽ tác động lớn đến thương hiệu quốc gia và đến các thị trường nhập khẩu khác. Ngành lâm nghiệp là nền tảng để 3 ngành hàng (gỗ, cà phê, cao su) đáp ứng yêu cầu EUDR, gồm: cung cấp cơ sở dữ liệu về rừng để phục vụ các ngành hàng truy xuất nguồn gốc; cung cấp thông tin đầu vào để EU phân loại quốc gia theo rủi ro thông qua công tác bảo vệ, phát triển, quản lý bảo vệ rừng, thực hiện các sáng kiến về giảm phát thải (FCPF, LEAF/Emergent), Tuyên bố Glasgow, VPA/FLEGT…

Các đại biểu dự hội thảo tại Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Các đại biểu dự hội thảo tại Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Cũng theo Tiến sĩ Trương Tất Đơ: khó khăn, thách thức và khoảng trống thực hiện EUDR đó là cơ sở dữ liệu thiếu, không đồng nhất, chưa có bản đồ hiện trạng rừng 2020 chưa đáp ứng EUDR; chuỗi cung dài, phức tạp, nhỏ lẻ, việc tuân thủ truy xuất hạn chế; EU chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp và chỉ số giám sát thực hiện EUDR; hệ thống pháp luật chưa quy định theo yêu cầu về mất rừng của EUDR (tọa độ địa lý với lô sản xuất); các thị trường xuất khẩu chính (Hoa Kỳ, Nhật…) có xu hướng áp dụng cơ chế tương tự EUDR trong tương lai. Giải pháp đối với các địa phương đó là: quản lý đất đai, thống nhất cơ sở dữ liệu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo vệ diện tích rừng hiện có, cơ sở dữ liệu về rừng sẵn sàng thực thi EUDR; tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức theo từng chuỗi ngành hàng; khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ rủi ro mất rừng để có các giải pháp phòng ngừa; tổ chức các chương trình hỗ trợ để cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng; phát hiện, xử lý kịp thời các điểm có nguy cơ mất rừng tại địa phương.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai Đoàn Ngọc Có: Những tác động của EUDR đối với ngành nông-lâm nghiệp tỉnh gồm: cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Việc triển khai EUDR sẽ có nhiều thách thức, tác động trực tiếp đến các hộ sản xuất nhỏ, người dân bản địa; các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12-2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6-2025. Điều đó có nghĩa là hàng nông sản tại tỉnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để đáp ứng EUDR.

Cây cà phê giúp người dân trên địa bàn tỉnh thu nhập ổn định. Ảnh: Lê Nam

Cây cà phê giúp người dân trên địa bàn tỉnh thu nhập ổn định. Ảnh: Lê Nam

Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh và được trồng ở 10/17 địa phương cả tỉnh với tổng diện tích 105.840 ha, trong đó có 94.910 ha cho sản phẩm, năng suất bình quân 33,2 tạ/ha, sản lượng đạt gần 315.320 tấn/năm. Sản phẩm cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của tỉnh, năm 2023 ước đạt 240.000 tấn, tương ứng kim ngạch xuất khẩu đạt 490 triệu USD, chiếm gần 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê (Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH Trung Hiếu, Công ty TNHH Thương mại và chế biến Louis Dreyfus Company Việt Nam) và 99 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến cà phê (trong đó có 47 cơ sở chế biến cà phê bột, hạt rang và hòa tan). Việc triển khai EUDR sẽ có nhiều thách thức, tác động trực tiếp đến các hộ sản xuất nhỏ, người dân bản địa, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Gia Lai đối với ngành hàng cà phê.

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phát biểu tại Hội thảo.. Ảnh: Lê Nam

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phát biểu tại Hội thảo.. Ảnh: Lê Nam

Do đó, để hàng nông sản Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng có thể đáp ứng yêu cầu của EUDR, Việt Nam cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, có gắn với định vị của từng vườn; số hóa dữ liệu bản đồ địa chính các vườn trồng; áp dụng các chứng chỉ bền vững đối với các mặt hàng cà phê, cao su, gỗ và các mặt hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; mã truy vết sản phẩm; mã truy vết địa điểm đối với sản phẩm, hàng hóa. Xây dựng bản đồ về hiện trạng tài nguyên rừng; xây dựng các vùng sản xuất rủi ro, vùng an toàn; rà soát hệ thống thông tin, dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp, các diện tích chồng lấn và đặc biệt là hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính phủ cần có những hỗ trợ về nguồn vốn, tài chính, kỹ thuật, cho các hộ nông dân, các công ty xuất khẩu; tuyên truyền phổ biến quy định EUDR nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bền vững, chuyển đổi sang chuỗi cung ứng không phá rừng; hỗ trợ chuyển đổi, cải thiện sinh kế cho nông dân, đặc biệt người dân tộc ở khu xen kẽ rừng và tiếp giáp rừng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.