Chú trọng kiểm dịch thực vật tại vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để đưa nông sản xuất khẩu theo đường chính ngạch, ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã tập trung hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân xây dựng, quản lý tốt mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Đặc biệt, việc kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu được chú trọng đúng mức.

Ngày 3 và 4-4 vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật) đã tổ chức hội nghị phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác.

Tại hội nghị, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ chuyên môn ngành nông nghiệp các địa phương đã được phổ biến các kiến thức cơ bản như: công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; điều kiện nông sản xuất khẩu sang thị trường Úc và các loài sinh vật gây hại bị cấm; quy định về kiểm dịch đối với nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc, EU và thị trường khác; ứng dụng công nghệ số trong quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; công tác quản lý sinh vật gây hại theo hướng tiếp cận hệ thống (System approach); quy trình kiểm tra sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói; giám sát sinh vật gây hại ngoài đồng ruộng theo ISPM 06; đăng ký doanh nghiệp sản xuất nông sản vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc…

Trang trại trồng sầu riêng quy mô khoảng 70 ha tại làng Hrang, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ. Ảnh: L.N

Trang trại trồng sầu riêng quy mô khoảng 70 ha tại làng Hrang, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ. Ảnh: L.N

Theo ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp 225 mã số vùng trồng với diện tích hơn 9.634 ha và 35 mã số cơ sở đóng gói với tổng công suất đóng gói khoảng 1.445-1.595 tấn quả tươi/ngày, chủ yếu là trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ… Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo chiều sâu, nâng cao giá trị, nhất là định hướng sang xuất khẩu.

Còn ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh thì cho hay: Huyện có 12 mã số vùng trồng sầu riêng và 1 mã số vùng trồng chanh dây với diện tích khoảng 200 ha. Để phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp triển khai xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. “Năm 2024, chúng tôi sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn cho người dân, đại diện hợp tác xã về quy trình canh tác đảm bảo theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu”-ông Khánh thông tin.

Công nhân sơ chế và đóng gói chuối tại Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (huyện Đak Đoa). Ảnh: L.N

Công nhân sơ chế và đóng gói chuối tại Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (huyện Đak Đoa). Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Lê Nhật Thành-Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I-cho biết: Việc thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Sau 14 năm từ lúc những mã số vùng trồng đầu tiên được cấp ở Việt Nam, đến nay, công tác thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cả nước hiện có khoảng 7.344 mã số vùng trồng và 1.613 mã số cơ sở đóng gói ở 50 tỉnh, thành phố.

“Những năm gần đây, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành đàm phán mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản và quả tươi của Việt Nam như thanh long, vải, nhãn, chôm chôm, măng cụt, vú sữa, xoài, bưởi, sầu riêng, chuối, dưa hấu, chanh dây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Úc, EU, Hàn Quốc…

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phân cấp việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các địa phương, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác. Vì vậy, thời gian tới, công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói rất cần sự vào cuộc của các ngành, địa phương để chung tay phát triển các vùng trồng phục vụ xuất khẩu, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu”-Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.